Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học | Kết nối tri thức

18.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học

I. Đọc kịch bản sân khấu

Bài tham khảo:

Mị cởi trói cho A Phủ

(Chuyển thể một đoạn trong Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1 (trang 60 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Kịch bản sân khấu có sự thay đổi như thế nào về bố cục so với tác phẩm văn học? Sự thay đổi đó có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

- Kịch bản sân khấu có sự thay đổi về bố cục so với tác phẩm văn học là:

Tác giả kịch bản sân khấu sẽ đặt cảnh vui nhộn, tràn đầy sức sống, đau thương, u ám… để thể hiện được tâm tư, tình cảm của nhân vật. Ví dụ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” tác giả đặt cảnh vui nhộn của lễ hội lên đầu vở kịch, đồng thời lồng ghép đoạn miêu tả sự tuyệt vọng, cơ cực, lầm lũi của Mị trong quá khứ với đoạn miêu tả sự trỗi dậy khát khao hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân. Sự lồng ghép này được thể hiện trên sân khấu bằng cách cho đồng hiện hai nhân vật Mị quá khứ và Mị hiện tại. Thông qua sự đồng hiện này, tác giả kịch bản muốn nhấn mạnh sự xung đột bên trong nhân vật Mị.

- Sự thay đổi này có thuyết phục vì nó giúp cho tác phẩm gần gũi hơn với người đọc, người nghe; giúp cho người đọc, người nghe cảm nhận rõ hơn được tâm tư, tình cảm của nhân vật thông qua lời nói, hành động.

Câu hỏi 2 (trang 60 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Những đoạn miêu tả nội tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã được chuyển thể thành những yếu tố nào trong kịch bản sân khấu? Cách chuyển thể đó tạo nên hiệu ứng gì đối với người xem?

Trả lời:

- Những đoạn miêu tả nội tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã được chuyển thể trong kịch bản sân khấu là:

Trong kịch bản sân khấu, nội tâm nhân vật được chuyển thể thành các yếu tố như chỉ dẫn về diễn xuất của diễn viên, lời độc thoại của nhân vật. Điểm sáng tạo đặc biệt trong kịch bản sân khấu này là tác giả đã chuyển lời độc thoại thành lời hát: lời hát của Mị hiện tại trong cảnh thứ hai, lời hát theo lối đối đáp giao duyên của Mị và A Phủ trong cảnh Mị cởi trói cho A Phủ. Bằng cách chuyển lời độc thoại thành lời hát, tác giả có thể tận dụng tối đa hiệu ứng âm nhạc trong việc biểu đạt cảm xúc của nhân vật, đồng thời gây ấn tượng mạnh với người xem. Bằng cách sử dụng lời hát theo lối đối đáp giao duyên để bộc lộ nội tâm của Mị và A Phủ, tác giả đã diễn tả được sự đồng cảm của hai nhân vật.

- Cách chuyển thể đó tạo nên hiệu ứng đối với người xem là:

+ Lời thoại là một phương tiện quan trọng nhất để bộc lộ nội tâm.

+ Các yếu tố như giai điệu, tiết tấu trong âm nhạc có thể được lồng ghép vào lời thoại để gia tăng khả năng bộc lộ nội tâm nhân vật và hấp dẫn người xem.

Câu hỏi 3 (trang 60 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,… đã được sử dụng như thế nào trong kịch bản sân khấu? nếu biểu diễn vở kịch, bạn sẽ điều chỉnh những yếu tố ra sao để phù hợp với điều kiện hiện có của mình?

Trả lời:

- Các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,… đã được sử dụng trong kịch bản sân khấu là:

+ Sân khấu cảnh Lễ hội chia thành hai phần, phần bóng tối nơi Mị đang ngồi và phần ánh sáng rực rỡ nơi diễn ra lễ hội.

+ Âm thanh là nhạc nền dân tộc.

+ Cảnh Mị cởi trói cho A Phủ, ánh sáng di chuyển và biến đổi liên tục theo sự di chuyển của nhân vật trên sân khấu và diễn biến nội tâm của nhân vật.

+ Ánh sáng mạnh hơn ở những hành động diễn tả sự quyết đoán, mạnh mẽ của nhân vật.

Ngoài tác dụng tạo nên sự hấp dẫn thị giác và thính giác cho tiểu phẩm, ánh sáng và âm thanh còn góp phần miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật, mang nghĩa biểu tượng, tạo nên những thông điệp ngầm trong vở kịch.

- Nếu biểu diễn vở kịch, tôi sẽ điều chỉnh một số điều kiện như:

+ Để diễn tả cảnh đêm trăng, đạo diễn để cho một diễn viên cầm chiếc đèn chạy lướt qua sân khấu.

+ Sân khấu chèo được trình diễn nơi sân đình, trên mình chiếu, nên diễn viên phải sử dụng lời nói, cử chỉ, hành động thay cho các chỉ dẫn sân khấu,...

Chính vì bị giới hạn về không gian, thời gian, nên sân khấu sử dụng rất nhiều thủ pháp ước lệ để gia tăng khả năng biểu đạt và khắc phục các hạn chế về đạo cụ.

+…

Câu hỏi 4 (trang 61 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Những chỉ dẫn diễn xuất có phù hợp với lời thoại của nhân vật với nội dung, thông điệp của kịch bản hay không? Nếu được viết lại, bạn muốn thay đổi những gì?

Trả lời:

Diễn xuất của diễn viên là một yếu tố vô cùng quan trọng trên sân khấu, không chỉ đảm nhiệm chức năng tạo hình nhân vật, bộc lộ tâm trạng, tính cách, số phận của nhân vật, lôi cuốn, hấp dẫn người xem, mà còn hiện diện như yếu tố ước lệ để thể hiện thông điệp của toàn bộ vở diễn. Diễn xuất của diễn viên cũng thể hiện cách tiếp nhận, diễn giải, sáng tạo riêng của từng diễn viên; vì thế, cùng một kịch bản sân khấu, nhưng mỗi diễn viên lại tạo nên những hình tượng nhân vật rất khác nhau dựa trên khả năng diễn xuất riêng của mình.

Câu hỏi 5 (trang 61 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Theo bạn, khi chuyển thể một tác phẩm văn học sang một kịch bản sân khấu, có thể sáng tạo những gì? Đâu là điều không thể thay đổi?

Trả lời:

Sân khấu hoá là một hoạt động tiếp nhận, cho phép sự tự do sáng tạo, đồng kiến tạo của tập thể biên kịch, đạo diễn, diễn viên,... Vì thế, ta có thể thay đổi bố cục, lược bỏ nhân vật, sự kiện, thêm vào các nhân vật, sự kiện mới, thay đổi thông điệp của tác phẩm, hoặc làm mới các nhân vật,... Tuy nhiên, việc sáng tạo đó vẫn nên được thực hiện dựa trên sự tôn trọng những yếu tố khách quan của tác phẩm gốc, đồng thời phải đảm bảo được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm sân khấu.

Câu hỏi 6 (trang 61 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Hãy nhận xét về cách chuyển thể của tác giả trong kịch bản và đề xuất những thay đổi để vở kịch có thể gần gũi hơn với khán giả dựa trên gợi ý sau:

NHẬN XÉT VỀ KỊCH BẢN

Hạng mục

Đánh giá

Đề xuất thay đổi

Bố cục

 

 

Nhân vật

 

 

Lời thoại

 

 

Âm thanh

 

 

Ánh sáng

 

 

Trả lời:

NHẬN XÉT VỀ KỊCH BẢN

Hạng mục

Đánh giá

Đề xuất thay đổi

Bố cục

Tốt

Không

Nhân vật

Tốt

Không

Lời thoại

Khá

Cần cho nhân vật nói nhiều hơn để thể hiện rõ tâm tư, tình cảm của nhân vật

Âm thanh

Tốt

Không

Ánh sáng

Tốt

Không

II. Những nhân tố cơ bản của hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học

1. Kịch bản

- Kịch bản thể hiện ý tưởng chi phối quá trình sân khấu hoá. Kịch bản đòi hỏi người viết phải cân nhắc về thời gian và điều kiện khả thi. Thành tố quan trọng nhất của kịch bản là hành động và lời thoại.

- Hành động trên sân khấu không chỉ là động tác diễn viên thể hiện mà còn là sự biểu lộ ra bên ngoài mục đích, động cơ, lí tưởng của nhân vật để đạt được một kết quả nào đó. Hành động thường được biểu hiện một cách ước lệ.

- Lời thoại trong kịch bản sân khấu có thể là lời đối thoại, tức lời các nhân vật nói với nhau, hoặc lời độc thoại, tức là lời nội tâm của nhân vật được thể hiện công khai trước khán giả. Bên cạnh đó, còn có thể nói tới bàng thoại – tức lời nhân vật nói với khán giả.

2. Dàn dựng

- Nghệ thuật sân khấu vốn dĩ là loại hình nghệ thuật mang tính tập thể cao, nên việc sân khấu hoá tác phẩm văn học, dù chỉ diễn ra trong không gian học đường, vẫn là hoạt động đòi hỏi khả năng làm việc nhóm, trong đó, sự phân công công việc theo năng lực và yêu cầu của nhiệm vụ học tập là rất cần thiết.

- Ba thành phần cần phải quan tâm nhất trong hoạt động này là: kịch bản, đạo diễn (người làm việc với kịch bản, diễn viên và các thành viên khác trong nhóm để chuyển hoá văn bản ngôn từ của kịch bản thành một hoạt cảnh trình diễn); diễn viên (nhân tố hiện thực hoá ý đồ của kịch bản và đạo diễn trên sân khấu).

III. Các bước sân khấu hóa tác phẩm văn học

1. Hình thành ý tưởng

* Chọn hiện tượng văn học

Bạn có thể chọn một nhân vật, tác phẩm, đoạn trích gây ấn tượng với bạn hoặc gần gũi, quen thuộc, có khả năng gợi hứng thú, sự đồng cảm, quan tâm của người xem.

* Tìm kiếm ý tưởng sân khấu hóa

- Ngoài việc sử dụng các chất liệu sâm khấu để minh họa cho tác phẩm văn học, bạn cũng có thể phóng tác các tác phẩm văn học theo nhiều cách khác nhau: đối thoại với nhân vật, đối thoại với tác giả, thay đổi điểm nhìn… Tùy vào thông điệp mà bạn muốn truyền tải tới người xem, bạn có thể lựa chọn những cách phóng tác khác nhau.

* Lựa chọn hình thức biểu diễn

- Trình diễn vở kịch một cách trực tiếp trên sân khấu hoặc trình diễn gián tiếp thông qua các video, webdrama trên những phương tiện truyền thông như trang web, trang mạng xã hội…

2. Lập dàn ý cho kịch bản

Để lập dàn ý cho kịch bản, cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi sau:

- Phần biểu diễn trên sân khấu sẽ chia thành các màn hồi như thế nào?

- Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự ra sao?

- Tầm quan trọng của từng cảnh là gì?

- Thông điệp bạn muốn truyền tải trên sân khấu là gì?

- Cần sắp xếp các yếu tố sân khấu ra sao để làm nổi bật thông điệp đã xác định?

3. Viết kịch bản

- Kịch bản sân khấu là khâu trung gian để chuyển tác phẩm văn học (một loại hình nghệ thuật dùng để đọc) sang trình diễn sân khấu (một loại hình nghệ thuật nghe nhìn). Việc triển khai kịch bản sân khấu phụ thuộc chặt chẽ vào loại hình nghệ thuật mà bạn sử dụng để trình diễn.

- Ghi tiêu đề kịch bản, tên tác giả, tác phẩm văn học mà bạn chuyển thể ở phần mở đầu của kịch bản.

- Ghi tiêu đề cảnh mỗi khi chuyển sang cảnh mới.

- Mô tả bối cảnh và hành động: miêu tả ngắn gọn thời gian, địa điểm, giới thiệu tóm lược về nhân vật, cung cấp những chỉ dẫn về hành động, thái độ… của nhân vật để có thể cụ thể hóa ý đồ của vở kịch trên sân khấu.

4. Tập dượt theo kịch bản và chỉnh sửa kịch bản

Quá trình tập dượt kịch bản là quá trình hiện thực hóa các ý tưởng sân khấu. Trong đó, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế… đều trở thandh những người đồng sáng tạo và tiếp tục chỉnh sửa kịch bản ban đầu.

5. Biểu diễn

Mỗi loại hình sân khấu có một ngôn ngữ biểu đạt riêng, song toàn bộ quá trình biểu diễn trên sân khấu phải dựa trên sự hiểu biết và cảm nhận sâu sắc về nhân vật và thông điệp trong vở kịch. Trong quá trình biểu diễn, cần lưu ý:

- Giọng nói trên sân khấu khác với giọng đối thoại trong giao tiếp đời thường, vì đó là giọng của nhân vật.

- Cử chỉ, hành động, hình thể cần lột tả rõ ý chí, động cơ, tính cách của từng nhân vật.

- Phông nền sân khấu mang tính ước lệ, vừa phải lột tả được thông điệp của vở kịch, vừa phải đem lại cho người xem cảm giác đó là không gian tự nhiên.

- Âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,... cần được phối hợp để lôi cuốn người xem và góp phần biểu đạt thông điệp của vở diễn.

IV. Thực hành

1. Thử diễn xuất một kịch bản chèo hoặc trồng được học trong sách giáo khoa

Ngữ văn 10, tập một. 2. Sân khấu hoá truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao), bắt đầu từ lời kể của nhân vật anh

con trai lão Hạc. T | 3. Dàn dựng màn đối thoại giữa một nhân vật là con người hiện đại với nhân vật

Ngô Tử Văn trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) nhằm làm rõ lựa chọn của Ngô Tử Văn. 4. Đặt sự kiện được kể trong đoạn trích Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác

(Andromache) vào bối cảnh đời sống đương đại và dàn dựng thành một vở kịch ngắn trên sân khấu.

5. Dàn dựng một màn đối thoại với các nhân vật trong truyện dân gian Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá