Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Tri thức tổng quát trang 4, 5, 6 | Kết nối tri thức

3.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Tri thức tổng quát trang 4, 5, 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Tri thức tổng quát trang 4, 5, 6

1. Văn học dân gian:

- Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động, ra đời từ thuở xa xưa và vẫn tiếp tục phát triển cho đến hôm nay, được phổ biến chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.

- Văn học dân gian có chức năng lưu giữ và truyền lại những kiến thức về tự nhiên, xã hội, khám phá và truyền tải những bài học nhân sinh cho các thế hệ đồng thời thể hiện quan điểm thẩm mĩ mang tính cộng đồng qua những hình tượng nghệ thuật bình dị, sinh động.

- Văn học dân gian được chia thành nhiều loại khác nhau như: tự sự, trữ tình, kịch.

- Văn học dân gian có một số tính chất nổi bật:

+ Tính nguyên hợp: là sản phẩm tổng hòa của nhiều chất liệu nghệ thuật khác nhau như ngôn từ, nhạc vũ…

+ Tính tập thể, tính truyền miệng: nhiều người, nhiều thế hệ cùng tham gia vào quá trình sáng tọa và lưu truyền tác phẩm bằng những phương thức truyền miệng.

+ Tính diễn xướng: gắn với việc biểu diễn trong những sinh hoạt mang tính cộng đồng.

+ Tính dị bản: nhiều văn bản giống nhau về chủ đề và nội dung chính, nhưng có sự khác nhau ở một số chi tiết hoặc lời văn.

2. Đề tài, vấn đề nghiên cứu:

- Đề tài, vấn đề nghiên cứu: về văn học dân gian có thể được xác định ở những phạm vi rộng hẹp khác nhau, liên quan đến nhiều đối tượng như: tác phẩm, hình tượng, chi tiết, mối quan hệ… do đối tượng có những điểm đặc thù như tính diễn xướng, truyền miệng… nên khi nghiên cứu văn học dân gian, các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng là: sưu tầm tài liệu, điền đã, trải nghiệm…

3. Báo cáo nghiên cứu:

- Báo cáo nghiên cứu: là loại văn bản trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá sâu về một vấn đề xã hội hoặc văn học và những kiến giải riêng của người viết về vấn đề nghiên cứu trên cơ sở các thông tin phong phú thu thập được.

- Báo cáo nghiên cứu thường đến trả lời một số câu hỏi chính:

+ Vấn đề này đã từng được nghiên cứu chưa?

+ Những phương diện nào của vấn đề cần được làm sáng tỏ?

+ Dữ liệu, thông tin nào cần sử dụng để chứng minh và đánh giá?

+ Kết quả nổi bật là gì?

+ Việc nghiên cứu về vấn đề nên được tiếp tục như thế nào?

+…

4. Yêu cầu của một báo cáo nghiên cứu:

- Nêu được đề tài nghiên cứu và vấn đề được đặt ra trong báo cáo.

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm và thông tin.

- Khai thác được các nguồn tham khảo đáng tin cậy, sử dụng trích dẫn, phương tiện… thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.

- Thể hiện được kiến giải riêng của người viết bằng những ngôn từ khoa học, khách quan.

- Tóm tắt được các ý chính đã triển khai để đưa vào phần kết của báo cáo.

- Có danh mục tài liệu tham khảo.

- Một báo cáo nghiên cứu thường có cấu trúc như sau:

+ Đặt vấn đề/ mở đầu

+ Giải quyết vấn đề/ nội dung

+ Kết thúc vấn đề/ nội dung

+ Tài liệu tham khảo

+ Phụ lục

Đánh giá

0

0 đánh giá