Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.
Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế
Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế
1. Hoạt động sản xuất
- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
- Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
2. Hoạt động phân phối - trao đổi
- Hoạt động phân phối:
+ Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
+ Hoạt động phân phối đóng vai trò phân chia các yếu tố của quá trình sản xuất. Phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.
Hoạt động phân phối sản phẩm sữa
- Hoạt động trao đổi:
+ Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hoạt động phân phối - trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng.
+ Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
3. Hoạt động tiêu dùng
- Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình.
- Tiêu dùng là mục đích của sản xuất.
Hoạt động tiêu dùng sản phẩm hoa quả
Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế
Câu 1. Hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là gì?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối.
C. Hoạt động tiêu dùng.
D. Hoạt động trao đổi hàng hóa.
Đáp án đúng là: A
Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao dồi, tiêu dùng.
Câu 2. Hoạt động kinh tế có vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng được gọi là gì?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối - trao đổi
C. Hoạt động tiêu dùng.
D. Hoạt động trữ hàng hóa.
Đáp án đúng là: B
Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hoạt động phân phối - trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động phân phối đóng vai trò phân chia các yếu tố của quá trình sản xuất. Phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.
Câu 3. Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình được gọi là gì?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối.
C. Hoạt động trao đổi.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Đáp án đúng là: D
Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất dể thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất.
Câu 4. Nền kinh tế nước ta có bao nhiêu hoạt động kinh tế chủ yếu trong đời sống xã hội?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án đúng là: B
Nền kinh tế nước ta có 3 hoạt động kinh tế chủ yếu trong đời sống xã hội là:
+ Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
+ Hoạt động phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
+ Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất dể thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất.
Câu 5. Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối - trao đổi?
A. Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất.
B. Các nhà sản xuất, phân phối dựa vào xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo ra các sản phẩm và phân phối chúng.
C. Giúp thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người tiêu dùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
- Vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất, phân phối - trao đổi:
+ Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất, phân phối - trao đổi hàng hóa.
+ Giúp thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người tiêu dùng.
+ Các nhà sản xuất, phân phối dựa vào xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo ra các sản phẩm và phân phối chúng.
Câu 6. Đâu là nội dung thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế?
A. Sử dụng các sản phẩm rẻ nhằm hạ thấp giá thành trong sản xuất đồ ăn.
B. Sử dụng các dược phẩm nhập lậu để sản xuất thực phẩm chức năng.
C. Đặt sức khỏe của người tiêu dùng làm tiêu chí hàng đầu.
D. Lợi nhuận là tiêu chí hàng đầu.
Đáp án đúng là: C
Việc doanh nghiệp đặt sức khỏe của người tiêu dùng làm tiêu chí hàng đầu, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường sẽ mang đến cho thị trường những sản phẩm an toàn, giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Đây là một điều rất cần thiết và phải được phổ cập rộng rãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
Câu 7. Vì sao khi không có hoạt động tiêu dùng thì nền kinh tế sẽ ngưng trệ, không thể phát triển?
A. Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất.
B. Các hoạt động sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau, mất đi một hoạt động sẽ không thể tồn tại được.
C. Nếu như không có hoạt động tiêu dùng, việc sản xuất không còn ý nghĩa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Nếu không có hoạt động tiêu dùng thì nền kinh tế sẽ ngưng trệ, không thể phát triển, vì:
- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, nếu như không có hoạt động tiêu dùng, việc sản xuất không còn ý nghĩa.
- Các hoạt động sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau, mất đi một hoạt động sẽ không thể tồn tại được.
- Chẳng hạn: Nhà máy tạo ra loại bánh mới nhưng lại không có người sử dụng các sản phẩm, số hàng hóa ấy sẽ phải tiêu hủy, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, vốn đầu tư và thậm chí là môi trường.
Câu 8. Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào?
A. Nhà sản xuất.
B. Đời sống xã hội.
C. Nhà phân phối.
D. Nhà đầu tư.
Đáp án đúng là: B
Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
Câu 9. Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu cho đối tượng nào?
A. người tiêu dùng.
B. nhà sản xuất.
C. nhà phân phối.
D. nhà đầu tư.
Đáp án đúng là: A
Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Câu 10. Vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng là gì?
A. Động lực của phân phối - trao đổi hàng hóa.
B. Quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
C. Phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất.
D. Là khâu trung gian đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Đáp án đúng là: D
Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Sự trao đổi này là sự kế tiếp của phân phối, đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách