Điền vào chỗ trống những từ thích hợp: Pháp luật là hệ thống

1.1 K

Với giải Bài tập 2 trang 110 SBT Kinh tế Pháp Luật lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Pháp luật và đời sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Bài tập 2 trang 110 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính.......... chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

- Đặc điểm của pháp luật:

+ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các ....... xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

+ Tính bắt buộc chung: Nhà nước ban hành pháp luật và được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị ............ nghiêm minh.

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những ............ pháp luật. Hình thức pháp lý của các văn bản pháp luật do luật định. - Vai trò của pháp luật đối với đời sống:

+ Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước nhằm ổn định trật tự, đảm bảo sự.........., bền vững của xã hội; đồng thời là cơ sở pháp lí cho hoạt động của Nhà nước.

+ Pháp luật là phương tiện để công dân ............ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các .........., đời sống xã hội; tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trả lời:

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

- Đặc điểm của pháp luật:

+ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vị; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

+ Tính bắt buộc chung: Nhà nước ban hành pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí nghiêm minh,

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những văn bản pháp luật. Hình thức pháp lí của các văn bản pháp luật do luật định.

- Vai trò của pháp luật đối với đời sống:

+ Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước nhằm ổn định trật tự, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội; đồng thời là cơ sở pháp lí cho hoạt động của Nhà nước.

+ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu 1. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do...

Câu 2. Hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?...

Câu 3. Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?...

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?...

Câu 5. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt...

Câu 6. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phải phù hợp với...

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?...

Câu 8. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ các quyền và...

Câu 9. Bạn A thắc mắc, không hiểu vì sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học...

Câu 10. Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng...

Bài tập 3 trang 111 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hãy hoàn thiện bảng sau để phân biệt giữa đạo đức và pháp luật...

Bài tập 1 trang 111 SBT Kinh tế Pháp luật 10Em hãy xác định các đặc điểm của pháp luật trong các quy định sau đây:...

Bài tập 2 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy sưu tầm 3-5 câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về đạo đức đã được...

Bài tập 3 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 10Tại xã phường hay thị trấn nơi em ở có tủ sách pháp luật không? Theo em, tủ sách...

Bài tập 4 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 10Em hãy hoàn thành bảng sau:...

Bài tập 5 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy bình luận nhanh câu “Quân pháp bất vị thần” và cho biết ý nghĩa của câu này trong đời sống...

Bài tập 6 trang 113 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi...

Bài tập 1 trang 113 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy tự đánh giá ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông...

Bài tập 2 trang 113 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hãy sưu tầm một câu chuyện vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức. Tóm lược...

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

SBT KTPL 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

SBT KTPL 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

SBT KTPL 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

SBT KTPL 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá