Với giải Bài tập 1 trang 10 SBT Kinh tế Pháp Luật lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 1 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) chia sẻ hiểu biết của mình về ích lợi của hoạt động tiêu dùng xanh tại địa phương em.
Lời giải:
(*) Bài tham khảo:
Môi trường sống ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề bởi những hành động của con người. Và mỗi người đều có thể góp phần vào khắc phục những hậu quả đó bằng cách trở thành những người tiêu dùng xanh. Cùng điểm qua các lợi ích nổi bật của tiêu dùng xanh.
1 - Thân thiện với môi trường
Người tiêu dùng xanh là những người mua các sản phẩm thân thiện với môi trường, với thiên nhiên. Đồng thời hạn chế sử dụng các sản phẩm có nhiều bao bì, hoặc trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những túi nilon, đó là thứ gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng tới hệ sinh thái nhất. Nếu đem chôn, thời gian phân hủy lâu sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, sinh vật khó sinh sống, phát triển đồng thời sẽ tạo ra khí độc hại gây ô nhiễm không khí khi phân hủy.
Đây được coi là sản phẩm độc hại với môi trường nhất và được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Do đó, nên lựa chọn các sản phẩm, túi đựng bằng giấy, gỗ,… những vật phẩm có khả năng tái chế để sử dụng.
2 - An toàn: Những thứ làm từ thiên nhiên, thân thiện môi trường thì luôn an toàn cho người sử dụng. Giống như xăng không chì, hay loại xăng mới ra E5 khi sử dụng sẽ hạn chế thải ra các khí độc hại là ảnh hưởng đến mới trường, sức khỏe của những người dùng sẽ không bị ảnh hưởng. Do đó, tiêu dùng xanh còn giúp cho cuộc sống của người dùng trở nên thoải mái, dễ chịu hơn.
3 - Tiết kiệm:
Việc tái chế, tái sử dụng các sản phẩm như túi đựng bằng giấy, tre, nứa thay cho các sản phẩm sử dụng một lần sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời, hạn chế mua các sản phẩm không cần thiết hay không thân thiện góp phần giảm chi tiêu của gia đình.
Các việc làm như tiết kiệm điện, nước cũng là những hành động của một người tiêu dùng xanh góp phẩn bảo vệ tài nguyên.
4 - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Các sản phẩm tái chế giúp chúng ta tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất. Ví dụ như: Giấy khi sử dụng xong sẽ được đưa đến các nhà máy tái chế, qua nhiều công đoạn, giấy sẽ trở lại hình dạng mới như ban đầu qua đó giảm thiểu việc dùng gỗ để tái chế, bảo vệ được rừng …
Hơn nữa, tiêu dùng xanh còn là những người không sử dụng các sản phẩm được chế biến từ da, thịt hay lông… các động vật hoang dã. Không có người mua thì sẽ không có người bán, đó cũng chính là biện pháp tốt nhất để bảo tồn các loại động vật khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?...
Câu 2 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội?...
Bài tập 2 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống...
Bài tập 3 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi...
SBT KTPL 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
SBT KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
SBT KTPL 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
SBT KTPL 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
SBT KTPL 10 Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường