Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị
□ a. Dân chủ chủ nô.
□ b. Dân chủ quý tộc.
□ c. Dân chủ tư sản.
□ d. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
□ a. Dân chủ trực tiếp
□ b. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện
□ c. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ nghị viện
□ d. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ nghị viện, dân chủ tuyệt đối
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
□ a. Đất liền, vùng biển và vùng trời.
□ b. Đất liền, vùng đất và vùng trời.
□ c. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
□ d. Đất liền, vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
□ a. Quân chủ tuyệt đối.
□ b. Cộng hoà tổng thống.
□ c. Quân chủ hạn chế.
□ d. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
□ a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
□ b. Công đoàn Việt Nam
□ c. Toà án nhân dân tối cao
□ d. Hội Nông dân Việt Nam
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 6 trang 135 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Ở Việt Nam, quyền lực tối cao thuộc về cơ quan nào?
□ a. Quốc hội
□ b. Chính phủ
□ c. Toà án nhân dân
□ d. Viện kiểm sát nhân dân
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
□ a. Liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
□ b. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
□ c. Liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.
□ d. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 8 trang 135 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
□ a. Nhà nước xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
□ b. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Nhân dân, vì Nhân dân.
□ c. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
□ d. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 9 trang 135 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quyền lực nhà nước?
□ a. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
□ b. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp.
□ c. Quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp.
□ d. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
a. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
b. Con đường duy nhất để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là bằng dân chủ trực tiếp.
c. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện.
d. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Trả lời:
- Đồng tình với ý kiến: a, c, d
- Không đồng tình với ý kiến: b. Vì: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện
Bài tập 3 trang 137 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn dưới đây.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện ............... đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở ............... độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không…... vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương .............., và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Trả lời:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
a. Cán bộ xã A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản,
b. Anh T tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
c. Anh A là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Ý, luôn khuyến khích mọi người trong địa bàn phát huy quyền giám sát của mình đối với các hoạt động của Uỷ ban,
d. Bạn K khuyến khích mọi người tham gia cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam do Đoàn trường tổ chức.
Trả lời:
- Trường hợp a. Hành vi của cán bộ xã A là đúng, đã góp phần tuyên truyền, quan tâm tới nhân dân.
- Trường hợp b. Hành vi của anh T chưa thể hiện được tính tự giác, xây dựng địa phương vững mạnh.
- Trường hợp c. Hành vi của A rất đáng khen bởi anh vừa giúp người dân có tiếng nói vừa giúp xây dựng Ủy ban.
- Trường hợp d. Hành vi của M góp phần lan tỏa tình yêu đất nước, quê hương.
Bài tập 5 trang 138 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Cách đây 40 năm, quân tình nguyện Việt Nam đã hỗ trợ quân đội của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Cam-pu-chia và giúp nhân dân Cam-pu-chia tiêu diệt lực lượng Khmer Đỏ, hồi sinh đất nước Chùa Tháp. 39 năm sau, ngày 1-10 - 2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2, số 1 của Việt Nam đã xuất quân sang Nam Sudan thực hiện sứ mệnh gìn giữ hoà bình quốc tế. Hình ảnh về một Việt Nam đầy trách nhiệm và uy tín trên trường quốc tế ngày càng khởi sắc - đó chính là thành quả to lớn và là thành tựu ngoại giao rất đáng tự hào.
(Theo Tạp chí Hải quân Việt Nam, ngày 04 - 02 - 2019)
Câu hỏi:
- Theo em, những hành động của Việt Nam thể hiện nội dung nào của Hiến pháp năm 2013?
- Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới?
Trả lời:
- Những hành động của Việt Nam thể hiện nội dung: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới trong Hiến pháp năm 2013.
- Để góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lộp dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, em sẽ hành động:
+ Xây dựng cho bản thân động cơ, quyết tâm, phương pháp học tập góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.
+ Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của hòa bình, độc lập dân tộc...
+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.
Bài tập 6 trang 138 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Khi đủ 21 tuổi, A quyết định tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố H với mong muốn giúp thành phố của mình ngày một phát triển, hiện đại và văn minh. Tuy nhiên, bố của A ngăn cản vì cho rằng chỉ có cán bộ nhà nước mới được ứng cử. Sau khi được A giải thích rằng theo Hiến pháp năm 2013, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp thông qua các hình thức cụ thể như ứng cử Hội đồng nhân dân thì bố đã ủng hộ và không còn ngăn cản A tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố.
Câu hỏi:
- Theo em, cách giải thích của anh A có phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 không?
- Bên cạnh ứng cử Hội đồng nhân dân, A còn có thể thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách nào?
Trả lời:
- Theo em, cách giải thích của anh A phù hợp với quy dịnh của Hiến pháp năm 2013.
- Bên cạnh ứng cử Hội đồng nhân đân, A còn có thể thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách: tự tham gia bỏ phiếu, vận động mọi người bỏ phiếu...
Trả lời:
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh định hướng về chính trị, tư tưởng cho hoạt động của Hội; giới thiệu cán bộ chủ chốt của Đoàn để tiến hành hiệp thương vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội. Có ý kiến hiệp thương giới thiệu cán bộ chủ chốt của Hội tham gia cơ quan lãnh đạo Hội cấp trên; Phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,...
Trả lời:
- Những hành động góp phần tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Chung tay góp sức cứu nạn người dân ở vùng bão ngập lụt.
+ Trong đại dịch covid-19, tính nhân văn của người Việt Nam được lan tỏa rộng khắp nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã diễn ra ở quy mô chưa có tiền lệ và đạt được những kết quả tích cực.
+ Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân. Phải thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở; làm tốt, có hiệu quả phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Trả lời:
(*) Tham khảo:
SBT KTPL 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị
1. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về hình thức chính thể và chủ quyền lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
+ Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
2. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam
- Quy định của Hiến pháp về bản chất nhà nước:
+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Quy định của Hiến pháp về Tổ chức chính trị:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
+ Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức minh, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia thực hiện dân chủ và giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
3. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về tên nước, quốc kì, quốc huy, quốc ca, quốc khánh, thủ đô và đường lối đối ngoại
- Về quốc kì, quốc huy, quốc cam quốc khánh, thủ đô: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định cụ thể về các vấn đề quan trọng khác của nước Việt Nam như quốc kì, quốc ca, quốc huy, quốc khánh và thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Về đường lối đối ngoại: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại:
+ Độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
+ Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi;
+ Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị
- Tuân theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chế độ chính trị là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Nghĩa vụ này được thể hiện bằng các hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
- Công dân phải ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chế độ chính trị,