Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ

4 K

Với giải Bài 7 trang 66 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Bài 7 trang 66 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ

Tối hôm đó, sau khi Sue khi cãi lại mẹ, cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc lang thang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào. Cùng lúc đó, cô đi qua một quán mì, cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền! Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng liền hỏi:

- Này cô bé, cô muốn ăn một tô không? - Nhưng... cháu không mang theo tiền. - Cô thẹn thùng trả lời. - Được rồi, tôi sẽ đãi cô. Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì. - Người bán hàng nói

Máy phút sau, ông chủ quán mang tới cho cô một tô mi bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue bật khóc.

- Có chuyện gì vậy? Ông chủ quán hỏi.

- Không có chuyện gì, tại cháu cảm động quá. Sue vừa nói, vừa lấy tay quệt nước mắt,... Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì. Còn mẹ cháu, sau khi cháu cãi lại đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu thì... Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy  nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi có một tô mì mà cô đã cảm động như vậy, còn mẹ cô nuôi cô từ khi còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn mà còn dám cãi lời mẹ nữa?

Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó. Tại sao mình lại không nghĩ ra điều đó nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ nuôi mình bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Chỉ vì một chuyện nhỏ mà mình đã cài lại mẹ.

Trên đường về, cô nghĩ thầm những điều sẽ nói với mẹ: Mẹ ơi! Con xin lỗi! Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con.

Khi bước lên thềm cửa, Sue nhìn thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô nói: Sue vào nhà đi con! Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm mẹ nấu xong rồi, vào ăn ngay cho nóng. Không thể kìm được nữa, Sue oà khóc trong vòng tay mẹ.

a) Suy nghĩ và hành động nào của Sue cho thấy cô chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?

b) Theo em, tại sao Sue không kìm được và oà khóc trong vòng tay của mẹ?

c) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?

CHIẾC DÙ CỦA MI-RI-AM

Mi-ri-am nhìn ra cửa sổ. Giữa khung cảnh ảm đạm cuối chiều mưa là bóng của bố ngồi xổm trong vườn như đang xới đất. Một luồng gió lạnh thổi tới, mang theo những giọt nước giá buốt hặt ướt hiên nhà. Khẽ rùng mình, Mi-ri-am chạy vội đi lấy áo khoác, đôi ủng và chiếc dù. Mi-ri-am chạy ra vườn, đến bên bố và khẽ hỏi:

- Bố đang làm gì thế? 

Mi-ri-am nghe tiếng bố mệt mỏi đáp: 

- Bố đang làm việc. 

Chưa hài lòng với câu trả lời của bố, Mi-ri-am hỏi tiếp: 

- Bố đào đất hả bố?

 Bố trả lời mà không nhìn lên: Không, làm vườn con à.

Mi-ri-am im lặng, nhíu mày. Nhưng nhà mình có vườn rồi mà bố? 

Vẫn không ngẩng lên, bố lặng lẽ bảo: - Vườn này rất đặc biệt. Vườn dành cho bà nội của chúng ta, con gái à. Mi-ri-am nói khẽ: Những bà mất rồi.. - ừ..

Ánh mắt dừng lại trên lớp đất ướt nhão, Mi-ri-am lại đắn đo suy nghĩ. Một hồi Sau, cất giọng hỏi bố, nhưng lần này có vẻ rụt rè: Thế... Thế sao bà lại cần có vườn hả bố?

 Bố dừng tay và đáp: Bà không cần có vườn đâu Mi-ri-am. Nhưng con biết không, khi nhìn thấy mảnh vườn này, bố con mình sẽ nhớ tên bà. Rồi ta sẽ trồng trong vườn một cây cam để làm kỉ niệm, kỉ niệm sẽ bhắc ta luôn nhớ đến những người đã khuất, con ạ.

Nghe bố nói, Mi-ri-am thấy nhớ bà quá đỗi. Nhớ những chiều, hai bà cháu dắt nhau ra vườn hóng mát, ngồi trên chiếc xích đu kẽo kẹt, Mi-ri-am ngả đầu vào lòng bà, đôi chân lúc lắc theo nhịp của xích đu. Khi hè về, hoa cam nở rộ, mùi hương nhẹ nhàng. Những lúc như vậy, bà nhìn Mi-ri-am cười hiền hậu: “Cháu có ngửi thấy mùi hoa cam không? Thơm như hương trên tóc của cháu bà vậy...", Mi-ri-am lại nhớ đến những ngày đông giá, bà rất thích nằm nghỉ trên trường kỷ cạnh lò sưởi. Những lúc đó, Mi-ri-am thường khệ nệ nang chăn tới đáp cho bà. Mỗi tối trước khi Mi-ri-am đi ngủ, bà thường thì thầm: “Mi-ri-am ơi, bà yêu cháu lắm”. Mi-ri-am ước gì bà còn sống, em sẽ giữ chặt tay bà, không cho bà rời xa,

Nhìn thấy những hạt mưa nhỏ xíu, trong suốt đọng trên tóc bố, Mi-ri-am chợt hỏi:

- Bố ơi, vậy bây giờ không có bà thì ai sẽ che chở cho bố?  Bộ ngừng tay, ngẩng lên nhìn Mi-ri-am, bố nói thật khẽ: Là con, con gái của bố

Làn sương mù giăng mờ khắp nơi, vạn vật nhuốm một màu xám thảm. Bên bãi cỏ nhạt nhoà hai dáng người. Bố Mi-ri-am ngồi xổm, cặm cụi xới đất trống mảnh vườn mới, bên cạnh là cô con gái với chiếc dù trong tay, lặng yên đứng che mưa cho bố.

a) Những mối quan hệ nào trong gia đình được nói đến trong câu chuyện? Em hãy viết ra những chi tiết thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình Mi-ri-am.

b) Em ấn tượng với hành động nào của Mi-vi-ai thong câu chuyện? Vì sao? 

Trả lời:

 A – CÂU TRUYỆN: TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ

- Yêu cầu a) Những suy nghĩ và hành động của Sue cho thấy cô chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình:

+ Cãi lại mẹ; tự ý bỏ nhà ra đi.

+ Nghĩ rằng: mẹ không quan tâm mình nữa nên đã đuổi mình ra khỏi nhà.

- Yêu cầu b) Sue không kìm được và òa khóc trong vòng tay mẹ vì:

+ Sue cảm thấy hối hận bởi những suy nghĩ và hành động không đúng của bản thân

+ Sue đã nhận ra tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ.

- Yêu cầu c) Bài học cho bản thân: luôn yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.

B – CÂU TRUYỆN: CHIẾC DÙ CỦA MI-RI-AM

Yêu cầu a)

- Những mối quan hệ gi đình được đề cập đến trong câu truyện, là:

+ Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (giữa bố của Mi-ri-am với Mi-ri-am; giữa bà nội với bố của Mi-ri-am)

+ Quan hệ giữa ông bà và các cháu (giữa bà nội với Mi-ri-am)

- Những chi tiết thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình Mi-ri-am:

+ Bà nội: yêu thương, chăm sóc Mi-ri-am; 

+ Bố: làm khu vườn đặc biệt dành cho bà nội; giáo dục Mi-ri-am về lòng hiếu thảo

+ Mi-ri-am: yêu thương bà nội và bố.

Yêu cầu b) Em ấn tượng nhất với hành động Mi-ri-am đứng lặng yên che mưa cho bố. Vì hành động này đã thể hiện tất cả tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn của Mi-ri-am đối với bố mình.

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 63 SBT GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:...

Bài 2 trang 64 SBT GDCD 7: Em hãy liệt kê quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình theo gợi ý sau:...

Bài 3 trang 64 SBT GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?...

Bài 4 trang 64 SBT GDCD 7: Em hãy cho biết ai thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?...

Bài 5 trang 65 SBT GDCD 7: Em hãy viết 3 việc làm thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình...

Bài 6 trang 66 SBT GDCD 7: Những ý kiến dưới đây về quyền, nghĩa vụ của bố mẹ và con là đúng hay sai? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)...

Bài 8 trang 69 SBT GDCD 7: Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian...

Bài 9 trang 69 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, người lớn trong gia đình từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên con cháu trong nhà phải nghe theo lời khuyên của họ...

Bài 10 trang 69 SBT GDCD 7: Đầu năm học, lớp của Mai lập kế hoạch học tập, liệt kê các đồ dùng, sách vở cần mua. Một số bạn dự kiến sẽ về nhà...

Bài 11 trang 69 SBT GDCD 7: Đang vào mùa gặt, bố mẹ của Bình hối hả với công việc thu hoạch lúa. Buổi sáng, trước khi đi học, bố mẹ nhắc...

Bài 12 trang 69 SBT GDCD 7: Gia đình ông Quảng có hai người con trai. Ông Quảng thưởng tỏ tình cảm quý mến đối với cậu em trai...

Bài 13 trang 70 SBT GDCD 7: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình...

Bài 14 trang 70 SBT GDCD 7: Em hãy liệt kê một số công việc em có thể làm để thực hiện nghĩa vụ của công dân trong gia đình...

Bài 15 trang 70 SBT GDCD 7: Em hãy tự nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong giai đình theo gợi ý dưới đây...

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Bài 10: Tệ nạn xã hội

Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá