Đọc câu chuyện: Tấm gương học tập thời xưa

1.1 K

Với giải Bài 7 trang 8 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 7 trang 8 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện

Tấm gương học tập thời xưa

Sử sách nước ta đã lưu danh một người học trò nghèo với tinh thần hiếu học đã đỗ đầu 3 kì thi. Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909).

Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kì hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khoá trên và thuộc làu làu từng bài một. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành, không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa. Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hằng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ, một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang. Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học của cậu gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học, cậu bé Nguyễn Khuyển đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ, đêm mờ. Trong một buổi học dưới ánh trăng giữa trời thu, thấy lá vàng rơi lả tả, cậu đã nảy ra ý định đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách. Từ lòng hiếu học và ham học hỏi, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.

a) Tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là biểu hiện của truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó trong câu chuyện.

b) Em rút ra bài học gì cho bản thân từ tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là biểu hiện của truyền thống hiếu học.

- Biểu hiện cụ thể:

+ Nguyễn Khuyến hằng ngày đều chăm chỉ học tập

+ Nguyễn Khuyến đọc sách dưới ánh trăng (vào những đêm trăng tỏ).

+ Vào những đêm trăng mờ, Nguyễn Khuyến đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách.

Yêu cầu b) Bài học cho bản thân:

- Luôn nỗ lực, chăm chỉ học tập.

- Kiên trì, cố gắng vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu học tập.

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 5 SBT GDCD 7Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:...

Bài 2 trang 6 SBT GDCD 7: Những truyền thống dưới đây được biểu hiện như thế nào ở quê hương em?...

Bài 3 trang 6 SBT GDCD 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?...

Bài 4 trang 7 SBT GDCD 7: Hãy nêu tên 5 truyền thống về văn hóa, nghệ thuật của quê hương em và cách giữ gìn, phát huy những truyền thống đó...

Bài 5 trang 7 SBT GDCD 7Quê hương của N nổi tiếng về các lễ hội truyền thống, với nhiều hoạt động văn hóa và loại hình...

Bài 6 trang 8 SBT GDCD 7: Hành vi, biểu hiện nào trong những hình ảnh dưới đây là góp phần giữ gìn truyền thống quê...

Bài 8 trang 9 SBT GDCD 7: Lan rất hãnh diện về chuỗi cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch ở quê hương của...

Bài 9 trang 9 SBT GDCD 7: Trong lớp 7A3, Phương không phải là học sinh có học lực xuất sắc nhưng nếu nói về tài dẫn dắt, tổ chức...

Bài 10 trang 10 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, truyền thống quê hương là những giá trị của mỗi vùng miền địa phương, làm nên...

Bài 11 trang 10 SBT GDCD 7: Thảo luận về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, bạn Lân...

Bài 12 trang 10 SBT GDCD 7: Em hãy tìm hiểu và kể lại một truyền thống tốt đẹp của quê hương mình theo gợi ý:...

Bài 13 trang 10 SBT GDCD 7: Em hãy tự đánh giá việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương bằng cách viết ra những việc bản thân...

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Bài 5: Giữ chữ tín

Đánh giá

0

0 đánh giá