Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự
Mở đầu trang 45 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy kể lại một vi phạm pháp luật hình sự mà em biết.
Trả lời:
Một vi phạm pháp luật hình sự mà em biết:
D (20 tuổi) là công dân cư trú tại khu vực biên giới, lợi dụng việc này, ngày 21/05/2021 D đã mua ma túy của một người đàn ông Trung Quốc (không rõ tên, địa chỉ) với giá 8.000 nhân dân tệ và đem số ma túy về chia nhỏ bán cho các đối tượng nghiện trong xã. Ngày 25/5/2021 lực lượng chức năng đã bắt quả tang đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm: 147,64 gam hêrôin; 13,5 triệu đồng; 1 cân điện tử và 2 điện thoại di động.
Hành vi của D có đủ các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự.
A - CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Khám phá
1. Pháp luật hình sự là gì?
Câu hỏi trang 45 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc hội thoại, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hội thoại. Khi thảo luận về pháp luật hình sự, hai bạn Nam và Dũng trao đổi với nhau:
Nam: Mình thấy trên ti vi các cô chú hay nói về tội phạm, vậy có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là tội phạm không?
Dũng: Theo mình thì, tội phạm là hành vi như trộm cắp, buôn bán ma tuý, buồn bản người. Tội phạm có nhiều loại lãm!
Nam: Vậy, tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho mọi người phải không? Dũng: Dùng, nên hình phạt dành cho tội phạm là nặng nhất.
Nam: Mình thấy trên 18 tuổi là người thanh niên, vậy người 14 tuổi mà thực hiện hành vi vi phạm thì có bị xử lí hình sự không?
Dũng: Có trường hợp người 14 tuổi cũng bị Toà án xét xử đấy, nên chắc là có bị xử lý hình sự.
Trường hợp. K đã đủ 16 tuổi, sử dụng xe đạp điện đi trên đường. Do phóng nhanh, vượt ẩu và không quan sát xung quanh nên đã đâm xe vào chị A làm chị A bị thương nặng phải điều trị trong bệnh viện, tỉ lệ tổn thương cơ thể tới 40%.
Câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét ý kiến của Nam và Dũng về tội phạm, hình phạt trong đoạn hội thoại trên.
b) Trong trường hợp trên, K có lỗi không? Vì sao?
c) K có thể bị xử lí hình sự không? Vì sao?
Trả lời:
Yêu cầu a) Nhận xét
- Ý kiến của Nam và Dũng về tội phạm đúng nhưng chưa đủ. Vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và phải chịu hình phạt. Tội phạm có nhiều loại và được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho mọi người và xã hội.
- Ý kiến của Nam và Dũng về hình phạt rất đúng khi cho rằng hình phạt là dành cho tội phạm là nặng nhất, nó là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, được quy định trong Bộ luật Hình sự do Tòa án quyết định.
- Ý kiến của Dũng khi cho rằng 14 tuổi cũng bị Tòa án xét xử và bị xử lí hình sự là sai. Vì người dưới 14 tuổi không đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội.
Yêu cầu b) Trong trường hợp trên, K có lỗi. Vì K có hành vi đi xe đạp điện phóng nhanh, vượt ẩu, không quan sát xung quanh và đâm xe vào chị A làm chị A bị thương nặng phải điều trị trong bệnh viện, tỉ lệ tổn thương cơ thể tới 40%.
Yêu cầu c) K có thể bị xử lí hình sự vì K đã đủ 16 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi của mình gây ra.
2. Nguyên tắc của pháp luật hình sự
Câu hỏi trang 47 Chuyên đề KTPL 10: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người dưới 18 tuổi khi họ thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Pháp luật hình sự có nhiều quy định tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thông tin 2. Người bị tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi, họ không nhận thức được hành vi của mình.
Thông tin 3. Người có chức vụ, quyền hạn phạm tội tham nhũng bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi:
a) Theo em, vì sao pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình cho những đối tượng trong thông tin 1?
b) Tại sao người bị tâm thần không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội?
c) Em hãy nhận xét việc xử lí hình sự đối với người có chức vụ phạm tội.
d) Theo em, pháp luật hình sự được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình cho những đối tương trong thông tin 1 vì những lí do sau:
- Thứ nhất, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ là vì lợi ích của đứa bé và sự công bằng đối với nó. Thai nhi hoặc trẻ nhỏ có sinh mệnh gắn liền với người mẹ, tử hình người mẹ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền sống của thai nhi hay ít ra là điều kiện sống tối cần thiết của đứa trẻ mới sinh. Đó là sự chà đạp quyền con người dã man và vô nhân đạo, không thể được chấp nhận trong xã hội văn minh.
- Thứ hai, loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ xuất phát từ đòi hỏi về tính nhân đạo của chính sách pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng.
- Thứ ba, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với người phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ thể hiện sự thừa nhận, tôn vinh của xã hội đối với công lao của người mẹ. Thiên chức sinh sản, nuôi dưỡng của người phụ nữ được tạo hóa sinh ra để tái sản xuất con người, kiến tạo nhân loại. Cho dù người phụ nữ đã phạm tội lỗi ghê gớm đến đâu nhưng việc người ấy đang mang thai, nuôi con nhỏ nghĩa là đang đóng góp công sức lớn đối với sự phát triển của loài người.
- Thứ tư, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình trong trường hợp này là bởi quyền thực hiện thiên chức làm mẹ là quyền con người thiêng liêng, không thể tước đoạt.
Yêu cầu b) Người bị tâm thần không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vì người bị tâm thần không thể nhận thức đầy đủ được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm, cũng như hậu quả của hành vi do mình gây ra cho xã hội.
Yêu cầu c) Nhận xét: Người có chức vụ, quyền hạn phạm tội thì cũng bị xử lí hình sự theo quy định của pháp luật đã thể hiện sâu sắc nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự nước ta quy định tất cả tội phạm và các hình phạt đều bình đẳng đối với tất cả mọi người, đối với tất cả những người có hành vi phạm tội.
Yêu cầu d) Theo em, pháp luật hình sự được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc pháp chế: tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt đều phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong văn bản luật. Việc xác định tội phạm và hình phạt trong áp dụng luật đều phải dựa trên các điều luật cụ thể. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt hoặc miễn giảm hình phạt và các biện pháp khác đều phải do Luật Hình sự quy định.
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Pháp luật hình sự nước ta quy định tất cả tội phạm và các hình phạt đều bình đẳng đối với tất cả mọi người, đối với tất cả những người có hành vi phạm tội.
- Nguyên tắc nhân đạo: Hậu quả mà người phạm tội phải chịu theo pháp luật hình sự là hình phạt, biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Pháp luật hình sự xác định hình phạt không gây đau đớn về thể xác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người phạm tội. Đối với hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình cũng đã giới hạn phạm vi.
- Nguyên tắc hành vi và có lỗi:
+ Theo đó, pháp luật hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tư tưởng của họ mà chỉ được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy phạm pháp luật hình sự quy định.
+ Gắn liền với nguyên tắc hành vi là nguyên tắc có lỗi. Pháp luật hình sự chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ khi người đó có lỗi.
- Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự: Trách nhiệm hình sự được xác định đúng cho từng người phạm tội. Hình phạt áp dụng cho người phạm tội cụ thể phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh của người phạm tội.
- Nguyên tắc dân chủ: Luật Hình sự bảo vệ và tôn trọng các quyền dân chủ của công dân trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, kiên quyết xử lí các hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Quyền lợi của công dân được ghi nhận một cách bình đẳng, được bảo vệ như nhau.
2. Luyện tập và vận dụng
Câu hỏi trang 49 Chuyên đề KTPL 10: Khẳng định nào sau đây đúng? Vì sao?
A. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm.
B. Người dưới 18 tuổi phạm tội có thể bị áp dụng mọi loại hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự.
C. Hình phạt chỉ áp dụng đối với hành vi được coi là tội phạm và được quy định trong Bộ luật Hình sự.
D. Công an có thẩm quyền yêu cầu người phạm tội phải chịu hình phạt là cảnh cáo đối với hành vi vượt đèn đỏ.
Trả lời:
- Ý kiến A - Em đồng ý với ý kiến trên vì theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
- Ý kiến B - Em không đồng ý với ý kiến trên vì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nhà nước không áp dụng hết tất cả mọi loại hình phạt mà chỉ quy định các hình phạt nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội như phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn,…
- Ý kiến C - Em đồng ý với ý kiến trên vì hình phạt chỉ áp dụng đối với người hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội. Hình phạt được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, một khi các chủ thể là người phạm tội họ bắt buộc phải chịu trách nhiệm với hình phạt tương ứng lỗi của mình.
- Ý kiến D - Em đồng ý với ý kiến trên vì công an có thẩm quyền và quyền hạn yêu cầu người phạm tội phải chịu hình phạt là cảnh cáo đối với hành vi vượt đèn đỏ theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi trang 49 Chuyên đề KTPL 10: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
A. Chị A đang nuôi con 21 tháng tuổi nên không bị áp dụng hình phạt tù chung thân
B. Anh N điều khiển xe gắn máy trong tình trạng say rượu và gây tai nạn trên đường nên bị xử lý hình sự.
C. Em T đủ 15 tuổi phạm tội nghiêm trọng nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Ông B là chủ tịch tỉnh X phạm tội tham nhũng nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
E. Bà M sử dụng mạng máy tính để đánh bạc trái phép nên bị phạt tù từ 3 năm
đến 7 năm.
Trả lời:
- Ý kiến A - Em tán thành với ý kiến này vì pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng. Chị A đang nuôi con 21 tháng tuổi nên không bị áp dụng hình phạt tù chung thân.
- Ý kiến B - Em tán thành với ý kiến này vì anh N đã vi phạm pháp luật khi điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say rượu và gây tai nạn trên đường. Vì thế, anh N sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra người say rượu lái xe gây tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Trong từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường đặt ra có thể là bồi thường thiệt hại về sức khỏe, về tính mạng, về tài sản.
- Ý kiến C - Em không tán thành với ý kiến này vì theo quy định của Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong các điều luật quy định tại Khoản 2 Điều 12, Bộ luật Hình sự. Em T đủ 15 tuổi phạm tội nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Ý kiến D - Em tán thành với ý kiến này vì ông B phạm tội tham nhũng nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
- Ý kiến E - Em tán thành với ý kiến này vì pháp luật nước ta quy định, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Bà M có hành vi sử dụng máy tính để đánh bạc trái phép nên bị phạt từ từ 3 năm đến 7 năm theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi trang 49 Chuyên đề KTPL 10: Anh P bị kết án về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, trở về gia đình, anh P đã rủ rê lôi kéo các bạn học sinh trong lớp của em là D, E, G sử dụng trái phép chất ma túy.
Em hãy nêu những việc cần làm để giúp các bạn D, E, G hiểu và không vi phạm pháp luật hình sự.
Trả lời:
(*) Gợi ý: những việc cần làm để giúp các bạn D, E, G hiểu và không vi phạm pháp luật hình sự.
- Trang bị kiến thức pháp luật về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy cho các bạn.
+ Sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Khuyên các bạn nếu bị anh P rủ rê lôi kéo sử dụng trái phép chất mau túy hãy báo cáo ngay sự việc với người lớn hoặc cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn hành vì này.
- Trang bị những kiến thức về hệ quả khi sử dụng chất ma túy
+ Sử dụng ma túy sẽ gây tổn hại về sức khỏe con người. Cụ thể, ma túy gây tổn hại về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần kinh, nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.
+ Ma tuý còn là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm hình sự.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu hỏi trang 49 Chuyên đề KTPL 10: Chị A và anh B là người yêu cũ của nhau, hiện nay anh B đã kết hôn. Anh B đã xâm nhập vào tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để đọc tin nhắn của chị A và thấy một đoạn hội thoại chị A nói xấu vợ chồng mình với bạn bằng những thông tin không chính xác. Vợ chồng anh B đã chụp lại toàn bộ đoạn hội thoại rồi đăng lên mạng xã hội và lăng mạ, sỉ nhục chị A. Chị A đã xin lỗi nhưng vợ chồng anh B vẫn tiếp tục hành vi của mình trong một thời gian dài, làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của chị A.
a) Theo em, trong trường hợp này có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không? Vì sao?
b) Nếu là người thân của chị A, em sẽ làm gì để bảo vệ chị A?
Trả lời:
Yêu cầu a) Theo em, trong trường hợp này có hành vi vi phạm pháp luật hình sự
- Vì hành vi lăng mạ, sỉ nhục chị A trên mạng xã hội của vợ chồng anh B trong thời gian dài, làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của chị A là hành vi xúc phạm, lăng mạ, làm nhục người khác; là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
- Theo Điều 155, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội làm nhục người khác: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Yêu cầu b) Nếu là người thân của chị A, em sẽ báo cáo ngay với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và xử lý hành vi này.
Câu hỏi trang 50 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch cuộc thi vẽ tranh cổ động nhằm tuyên truyền về pháp luật hình sự.
Gợi ý:
- Lập kế hoạch: Mục đích, thể lệ, đối tượng dự thi, thời gian đăng kí, hình thức thi, yêu cầu về sản phẩm, tiêu chí chấm điểm, cơ cấu giải thưởng, xây dựng chương trình,…
- Tổ chức cuộc thi vẽ tranh theo kế hoạch: Địa điểm tổ chức, cách trưng bày sản phẩm, ban giám khảo,…
Trả lời:
(*) Gợi ý bước lập kế hoạch cuộc thi vẽ tranh cổ động nhằm tuyên truyền về pháp luật hình sự.
- Mục đích:
+ Nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về pháp luật hình sự, giúp cho công tác tuyên truyền được sâu rộng đến đối tượng học sinh, từng bước nâng cao nhận thức của học sinh đối với pháp luật hình sự.
+ Triển khai sâu rộng đến các cơ sở, thu hút sự tham gia của toàn thể các lứa tuổi học sinh; thông qua cuộc thi khai thác những ý tưởng thực tế của học sinh về pháp luật hình sự, làm cơ sở để tổ chức tuyên truyền có hiệu quả, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hình sự ở đối tượng học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
- Thể lệ:
+ Tranh được vẽ trên giấy trắng khổ A3;
+ Tranh được vẽ bằng các loại màu sắc tùy chọn như: bột màu, sáp màu, sơn dầu, màu nước, bút dạ màu,...;
+ Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà/trường học và số điện thoại (thí sinh/người giám hộ) vào mặt sau của bức tranh;
+ Mỗi cá nhân có thể gửi từ 1 đến 3 tranh;
+ Tranh dự thi phải chưa từng tham gia dự thi ở bất kỳ cuộc thi nào trong nước và quốc tế; là những bức tranh chưa được trưng bày, triển lãm, đăng tải trên các ấn phẩm, sách báo, tạp chí hoặc trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào;
+ Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với những bức tranh bị thất lạc trong quá trình vận chuyển;
+ Tranh gửi dự thi không bị nhàu nát
+ Ban Tổ chức không trả lại tranh đã gửi tham gia cuộc thi nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền sau hoạt động.
- Đối tượng dự thi:
+ Là học sinh ở các đơn vị trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố.
- Thời gian đăng kí:
+ Từ ngày ……/…../2022 đến ……../……../2022: Ban tổ chức nhận tranh dự thi
+ Từ ngày ……/……./2022 đến ……./……../2022: Ban tổ chức tiến hành chấm thi
- Hình thức thi: Mỗi đối tượng tham gia dự thi ít nhất 1 tranh, tối đa không quas 3 tranh vẽ (theo nhiều thể loại).
- Yêu cầu về sản phẩm:
+ Nội dung: Phải mang tính tuyên truyền, cổ động, phản ánh được các nội dung của pháp luật hình sự.
+ Hình thức tranh: Tranh tuyên truyền cổ động, tranh biếm họa, tranh hướng dẫn về việc thực hiện pháp luật hình sự.
+ Tranh vẽ bằng màu nước, màu bột, màu chì, sơn dầu; kích thước tranh theo khổ A3.
- Tiêu chí chấm điểm:
+ Đúng nội dung: 5 điểm
+ Đúng hình thức: 2 điểm
+ Sáng tạo: 1 điểm
+ Tính thẩm mỹ: 2 điểm
- Cơ cấu giải thưởng:
+ 1 giải Nhất (2.000.000 đồng/giải)
+ 2 giải Nhì (1.500.000 đồng/giải)
+ 3 giải Ba (1.000.000 đồng/giải)
+ 5 giải Khuyến khích (500.000 đồng/giải)
- Địa điểm tổ chức: Thí sinh chuẩn bị và vẽ sản phẩm tại nhà. Sau khi nộp và chấm sản phẩm, tranh sẽ được trưng bày tại sân trường.
- Ban giám khảo: Gồm đại diện Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên Mỹ thuật, đại diện Hội mỹ thuật Thành phố do Ban tổ chức cuộc thi mời cộng tác.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu hỏi trang 50 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một dự án nhỏ nhằm tuyên truyền về tác hại của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với cá nhân, gia đình và xã hội, theo gợi ý:
- Khảo sát, thu thập thông tin về tác hại của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Lập kế hoạch tuyên truyền: nội dung tuyên truyền; các công việc cần chuẩn bị cho tuyên truyền; địa điểm tuyên truyền; thời gian thực hiện.
- Trình bày kế hoạch của nhóm trước lớp.
Trả lời:
(*) Gợi ý: lập kế hoạch tuyên truyền về tác hại của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với cá nhân, gia đình và xã hội
- Nội dung tuyên truyền: tác hại của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Các công việc cần chuẩn bị cho tuyên truyền:
+ Khảo sát, thu thập thông tin
+ Chuẩn bị chương trình
+ Chuẩn bị các công tác khác: sân khấu, địa điểm, khách mời, MC,…
- Địa điểm tuyên truyền: Sân trường THPT X
- Thời gian thực hiện: Thứ sáu, ngày ……./……./2022