Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều Bài 3: Gia đình

2.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Gia đình sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Gia đình

Mở đầu trang 16 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cùng các bạn thi xem “Ai nhanh hơn” khi kể tên và hát bài hát về chủ đề gia đình.

Trả lời: 

- Một số bài hát về chủ đề gia đình:

+ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to

+ Mẹ yêu

+ Cha và con gái

+ Cả nhà thương nhau

+ Ba ngọn nến lung linh

+ Bố là tất cả

+ Tổ ấm gia đình

+ Bàn tay mẹ

A - CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Khám phá

1. Khái niệm gia đình

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi

Đoạn hội thoại. Nhóm của Lan được giao nhiệm vụ tổ chức trò chơi về chủ đề gia đình, Lan bàn với Hồng và Hải:

Lan: Mình nghĩ, tổ chức cuộc thi sưu tầm các câu nói hay về gia đình, ý các cậu thế nào?

Hải: Tớ thấy được đấy, mình lấy câu “Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc” làm cầu để dẫn, sau đó các đội thi sẽ tìm các câu nói, câu ca  dao, tục ngữ có nội dung tương đồng với câu đề dẫn.

Hồng: Có thể bổ sung tìm bài hát, câu hát cho không khí sôi nổi được không các cậu?

Hải: Ý kiến hay, vậy mình tìm thêm cả thơ, ca, hò, vè cho phong phú. Đội thắng cuộc là đội tìm được nhiều câu hay và nội dung sát với cầu đề dẫn,

Lan: Thống nhất thế nhé, để tớ làm thành bản kế hoạch chi tiết.

Câu hỏi:

a) Theo em, câu nói “Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc” thể hiện điều gì?

b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về gia đình.

Trả lời:

Yêu cầu a) Câu nói: “Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc” thể hiện vai trò và ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người.

Yêu cầu b) Những hiểu biết của em về gia đình

-  Theo Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 8): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này”.

- Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành:

+ Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con, là kiểu gia đình phổ biến trong xã hội hiện đại, được gọi là gia đình hạt nhân.

+ Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.

+ Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.

- Các mối quan hệ trong gia đình:

+ Quan hệ hôn nhân được xác lập khi một người nam và một người nữ kết hôn với nhau và trở thành vợ chông.

+ Quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng thể hiện trong quan hệ giữa cha mẹ và các con, giữa ông bà với các cháu, giữa anh chị em ruột với nhau.

2. Chức năng của gia đình

Câu hỏi trang 17 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 3 (Cánh diều): Gia đình  (ảnh 1)

a) Em hãy quan sát các hình ảnh bên và gọi tên chức năng của gia đình theo từng ảnh.

b) Ngoài những chức năng này, em còn biết thêm những chức năng nào khác của gia đình? Hãy chia sẻ những gì em biết về các chức năng của gia đình?

Trả lời:

Yêu cầu a) Chức năng của gia đình theo từng ảnh

- Ảnh 1: Chức năng duy trì nòi giống

- Ảnh 2: Chức năng giáo dục

- Ảnh 3: Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm

- Ảnh 4: Chức năng kinh tế

Yêu cầu b)

Ngoài những chức năng này em còn biết thêm chức năng tiêu dùng của gia đình: Trong hoạt động sống, gia đình luôn thực hiện việc tiêu dùng của gia đình để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày về ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí... của các thành viên gia đình. Gia đình không chỉ là một đơn vị sản xuất, mà còn là một đơn vị tiêu dùng. Gia đình trở thành nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tổ chức việc tiêu dùng vật chất và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa sau giờ lao động.

* Chia sẻ hiểu biết về các chức năng của gia đình

- Chức năng duy trì nòi giống

+ Gia đình bắt đầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hôn nhân (trong đó có tình dục giữa cha và mẹ - hai nhân vật chính đầu tiên kiến tạo nên gia đình), từ đó thực hiện chức năng sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người. Tái sản xuất ra con người theo nghĩa hẹp là sinh con đẻ cái, theo nghĩa rộng bao hàm cả nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình.

+ Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra chính bản thân con người. Sự tồn tại của loài người phụ thuộc vào quá trình tái sản xuất này của gia đình. Việc tái sản xuất ra thế hệ tương lai, một mặt đáp ứng yêu cầu cung cấp lực lượng lao động mới cho xã hội, mặt khác đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của chính gia đình. Con cái trở thành chỗ dựa, nguồn tình cảm của ông bà, cha mẹ và của cả dòng tộc.

- Chức năng giáo dục:

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng và trường học đầu tiên tác động đến con người về nhiều mặt (thể chất, văn hóa, trí tuệ, xã hội, lao động…).

+ Giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường là những yếu tố quyết định để định hướng sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, giáo dục gia đình lại có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Nội dung giáo dục gia đình bao gồm các yếu tố của văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học. Giáo dục gia đình được thực hiện trong suốt quá trình sống của con người với những hình thức và nội dung giáo dục cụ thể, phong phú.

- Chức năng kinh tế

+ Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh.

+ Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.

+ Từ chức năng kinh tế, các quyền sở hữu, thừa kế, tham gia giao dịch,…đã được hình thành, được pháp luật công nhận và bao vệ.

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm

+ Là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình cảm yêu thương, gắn bó giữa các thành viên của gia đình.

+ Gia đình vừa là tổ ấm vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành. Gia đình cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những nỗi buồn, rủi ro, sóng gió trong cuộc sống. Gia đình chính là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn. Từ chức năng này các quyền được yêu thương, chăm sóc, phát triển, bình đẳng được hình thành và được pháp luật công nhận và bảo vệ.

3. Các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc

Câu hỏi trang 19 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, không phân biệt đối xử giữa các con.

(Trích khoản 3 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Thông tin 2. Tại Hội nghị toạ đàm khoa học “Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2017, giới chuyên môn đã đưa ra các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Một số ý kiến cho rằng gia đình hạnh phúc cần được phác hoạ thông qua các yếu tố như ăn ngon, mặc đẹp, có nhà riêng, làm việc mình thích, gia đình hoà thuận, con cháu chăm ngoan, có quan hệ họ hàng tốt,... Có ý kiến đề cập đến gia đình hạnh phúc là đảm bảo thực hiện tốt các chức năng gia đình.

Một số tác giả nhấn mạnh đến các giá trị, chuẩn mực như gia đình hoà thuận, các thành viên có ý thức xây dựng gia đình, con cái vâng lời cha mẹ, bình đẳng gia đình là các yếu tố quan trọng để đánh giá, xác định gia đình hạnh phúc.

Câu hỏi:

a) Theo em, các ý kiến trong những thông tin trên đã đề cập đến những yếu tố nào của gia đình hạnh phúc?

b) Em hiểu như thế nào về gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc?

c) Theo em, để xây dựng gia đình hạnh phúc cần có những điều kiện gì?

Trả lời:

Yêu cầu a) Những yếu tố của gia đình hạnh phúc được đề cập trong những thông tin trên:

- Yếu tố văn hóa - tình cảm

- Yếu tố kinh tế - vật chất

- Yếu tố quan hệ gia đình - xã hội

Yêu cầu b) Chia sẻ hiểu biết về gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc

- Gia đình “ấm no” là gia đình biết chăm chỉ cần cù lao động, biết chi tiêu đúng mức ᴠà tiết kiệm đảm bảo cuộc ѕống gia đình luôn đầу đủ nhu cầu ăn mặc, học hành, có nhà cửa, phương tiện ѕinh hoạt, ᴠui chơi giải trí…

- Gia đình “tiến bộ” là chuẩn хâу dựng gia đình hiện đại. Đó là gia đình lao động giỏi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật ᴠà công nghệ mới ᴠào ѕản хuất; mọi thành ᴠiên trong gia đình có lối ѕống lành mạnh, thực hiện nếp ѕống ᴠăn minh, biết tôn trọng ᴠà giữ gìn thuần phong mỹ tục của ᴠăn hóa gia đình Việt Nam. Mỗi thành ᴠiên có ý thức rèn luуện thể lực, nâng cao ѕức khỏe, không ѕa ᴠào tệ nạn хã hội, không ᴠi phạm pháp luật; tích cực học tập. Trẻ em trong độ tuổi được đi học, không bỏ học ѕớm; các thành ᴠiên trong gia đình trong độ tuổi ѕinh đẻ đều thực hiện kế hoạc hóa gia đình; thực hiện ᴠệ ѕinh an toàn thực phẩm, ᴠệ ѕinh môi trường. Mọi thành ᴠiên trong gia đình thực hiện tốt đường lối chủ trương, luật pháp, chính ѕách của Đảng ᴠà Nhà nước, thực hiện tốt quу ước cộng đồng dân cư.

- Gia đình “hạnh phúc” chính là tổng hòa của các chuẩn mực khác đảm bảo một gia đình luôn êm ấm, ᴠui ᴠẻ ᴠà tiến bộ, giữ gìn quan hệ tình cảm giữa các thành ᴠiên, tình cảm chung thủу một ᴠợ, một chồng, gìn giữ môi trường ᴠăn hóa ѕống trong ѕáng, lành mạnh, đầm ấm.

=> Để có một gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, ᴠăn minh, ᴠai trò nêu gương của ông bà, cha mẹ là ᴠô cùng quan trọng, phải là tấm gương ѕáng từ tư duу, đạo đức, lời nói đến hành động. Mỗi gia đình phải хâу dựng trên nền tảng của tình уêu thương ᴠà ѕự hу ѕinh, chia ѕẻ thực ѕự. Khi có tình уêu, có ѕự hу ѕinh, chia ѕẻ của các thành ᴠiên trong gia đình thì ѕẽ ᴠượt qua được mọi khó khăn trong cuộc ѕống, gia đình ѕẽ ngàу càng bền chặt ᴠà hạnh phúc.

Yêu cầu số 2: Để xây dựng gia đình hạnh phúc cần có những điều kiện sau:

- Có thu nhập ổn định, thường xuyên

- Các thành viên trong gia đình có sức khỏe, hiểu biết

- Các thành viên quan tâm và chia sẻ, tôn trọng và bình đẳng với nhau, nhường nhịn nhau, ứng xử tế nhị, chân thành với nhau.

- Các thành viên hoàn thành tốt trách nhiệm của mình với gia đình

4. Trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình

Câu hỏi trang 20 Chuyên đề KTPL 10Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Câu chuyện. Mỗi khi có ai hỏi về điều mà tôi tự hào nhất cho đến bây giờ thì câu trả lời của tôi luôn là: “Tôi tự hào vì được sinh ra trong gia đình tôi, là cháu của ông bà, là con của bố mẹ tôi, là em của anh tôi”.

Gia đình tôi không giàu, rất bình thường. Bà tôi là giáo viên về hưu, bà tuy hiền nhưng rất nghiêm. Ông tôi là bộ đội về hưu, ông rất tốt bụng và hài hước.

Ông bà tôi sinh được ba người con trai. Bố tôi kể, từ nhỏ cả ba người đều rất gần gũi và hoà thuận, bác cả học giỏi nên bố và chú cứ theo gương bác mà học hành, thành đạt. Đến khi các nàng dâu về, sự gần gũi, hoà thuận ấy cứ thế mà tiếp diễn. Bà tôi nghiêm khắc nhưng thương con dâu, luôn chỉ dạy cách chi tiêu, vun vén kinh tế gia định, tạo điều kiện để các con làm việc, phấn đấu nên chẳng bao giờ có điều tiếng về mẹ chồng nàng dâu.

Mấy anh em chúng tôi là thế hệ thứ ba, chúng tôi gần gũi và thân thiết với nhau từ bé. Cứ cuối tuần là cả gia đình tôi lại tụ họp ở nhà bác cả, ai có gì ngon thì mang

đến liên hoan, người lớn thì hát hò còn bọn trẻ chúng tôi túm tụm vào một góc để đọc truyện, xem ti vi. Cả nhà từ người lớn tuổi đến trẻ em đều rất vui vẻ.

Câu hỏi:

a) Em hãy xác định các mối quan hệ gia đình trong câu chuyện trên. Các thành viên trong gia đình đã thực hiện trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ đó như thế nào?

b) Hãy chia sẻ những việc em đã làm để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình em.

Trả lời:

Yêu cầu a) Các mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong câu chuyện trên

+ Quan hệ giữa ông và bà: Ông bà có trách nhiệm yêu thương, chung thủy với nhau.

+ Quan hệ giữa ông bà và các con (con trai, con dâu): Ông bà có trách nhiệm yêu thương, tôn trọng các con, chỉ bảo các con, tạo điều kiện để các con làm việc, phấn đấu.

+ Quan hệ giữa anh em với nhau (bác, bố, chú): hòa thuận, bảo ban giúp đỡ nhau.

+ Quan hệ giữa anh em với nhau (anh em thế hệ thứ 3): Gần gũi, thân thiết với nhau.

Yêu cầu b) Những việc em đã làm để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình em.

- Giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà.

- Chăm sóc những lúc mẹ bị ốm.

- Phụ bố mẹ dạy em học bài.

2. Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi trang 21 Chuyên đề KTPL 10Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Gia đình chỉ tồn tại quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.

B. Gia đình hạnh phúc luôn biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

C. Con 15 tuổi sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình.

D. Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc con, giáo dục con, quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con khi con thành niên.

E. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình.

Trả lời:

- Ý kiến A - Em không đồng tình với ý kiến trên vì gia đình ngoài quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống còn có quan hệ nuôi dưỡng.

- Ý kiến B - Em đồng ý với ý kiến trên vì giữ gìn và phát huy truyền thồn của gia đình, dòng họ sẽ là một trong những căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Ý kiến C - Em đồng ý với ý kiến trên vì con cái có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình theo quy định của pháp luật.

D - Em không đồng ý với ý kiến trên vì cha mẹ không có quyền quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con khi con thành niên mà cha mẹ chỉ có quyền định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp của con.

E -  Em không đồng ý với ý kiến trên vì trong gia đình, ngoài việc mỗi thành viên trong gia đình phải tự hoàn thành công việc của mình thì mỗi người còn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giúp đỡ nhau hoàn thành các công việc khác.

Câu hỏi trang 21 Chuyên đề KTPL 10Em hãy xử lí các tình huống sau

Tình huống a) Anh M đầu tư tiền mở một cửa hàng bán bánh ngọt tại nhà. Mỗi tháng, sau khi trừ đi chi phí anh lãi khoảng 20 triệu đồng. Anh M yêu cầu vợ nghỉ việc để ở nhà phụ giúp mình và chăm sóc các con. Mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng khi vợ và các con anh đề nghị cả gia đình mỗi năm đi du lịch một lần thì anh M gạt đi với lí do nếu đi sẽ phải đóng cửa hàng, ảnh hưởng đến lượng khách mua và nguồn thu nhập.

- Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và việc làm của anh ?

- Nếu là con trong gia đình anh , em sẽ muốn thay đổi điều gì? Vì sao?

Tình huống b) Bố mẹ của G rất quan tâm đến chuyện học hành của các con. Em gái G rất ngoan và chăm học, ngược lại G không muốn học và cho rằng mình bị bắt học quá nhiều, Biệt G thích đá bóng nên bố mẹ thường cho G đi đá bóng vào ngày Và ghi cuối tuần Chủ nhật vừa rồi, bà của G bị ốm, bố mẹ lại đi công tác xa nền yêu cầu anh em G ở nhà chăm sóc bà. G vùng vãng giận dỗi, cậu nghĩ chăm Nóc bà là trách nhiệm của bố mẹ chứ không phải của mình. Nhân lúc bà ngủ, G đã trốn đi đá bóng và giao cho em gái ở nhà trông bà.

- Theo em, suy nghĩ và cách xử sự của G có đúng không? Vì sao?

- Em hãy viết ra các cách có thể làm thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử của G

Trả lời:

Tình huống a)

- Suy nghĩ và việc làm của anh M có phần không đúng khi chỉ quan tâm đến công việc mà quên mất trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với tư cách là một người chồng, một người cha. Việc anh yêu cầu vợ nghỉ việc để ở nhà phụ giúp công việc và chăm sóc các con có phần thiếu tôn trọng ý kiến của vợ, anh M đã chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình trong việc chăm lo đời sống chung của gia đình khi đã gạt chuyện du lịch mỗi năm một lần.

- Nếu em là con trong gia đình anh M, em muốn bố sẽ dành thời gian quan tâm cho gia đình nhiều hơn vì khi đó bố sẽ cân bằng được giữa công việc và gia đình, đời sống gia đình sẽ được vui vẻ.

Tình huống b)

- Theo em, suy nghĩ và cách xử sự của G không đúng vì G đã không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc bà. Việc chăm sóc bà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong gia đình chứ không là trách nhiệm của riêng bố mẹ.

- Các cách có thể làm thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử của G:

+ Cách 1: Nói trực tiếp với G về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

+ Cách 2: Kể cho G nghe những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bà dành G lúc G còn bé. Từ đó, nói đến trách nhiệm của con cháu đối với ông bà.

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề KTPL 10Em hãy giúp bạn

a) Bạn S thắc mắc: Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" liệu có phù hợp với nguyên tắc vợ chống bình đãng trong quan hệ gia đình không?

Em sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này như thế nào?

b) N khoe với bạn T là nhà mình được nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá". Bạn T nói: Gia đình giảu có, nhiều tiền mới đáng hãnh diện.

Nếu em là N, em sẽ nói như thế nào với T?

c) Bạn K hỏi: Trong trường hợp cha mẹ khi về già muốn ăn uống, sinh hoạt riêng nhưng lại mong muốn ở cùng con cháu để lúc khoẻ thì trông nom các cháu, lúc ốm đau thì có con cháu ở bên là đúng hay sai?

Em sẽ giúp A giải đáp câu hỏi này như thế nào?

Trả lời:

- Trường hợp a)

+ Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hiện nay không còn phù hợp với nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình nữa. Người ta thường nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” bắt nguồn từ quan niệm trọng nam, khinh nữ, coi đàn ông là chủ gia đình, còn người vợ chỉ là thứ yếu, hàm ý đàn ông thường đảm đương những công việc khó khăn, nặng nhọc bên ngoài xã hội, còn phụ nữ chủ yếu là lo quán xuyến việc nhà, dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, việc giữ gìn, vun đắp tổ ấm là trách nhiệm chung của các thành viên chứ không chỉ riêng gì người phụ nữ. Ngày nay, pháp luật nước ta quy đinh về bình đẳng giới như sau “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó".

+ Như vậy, nam giới cũng cần có trách nhiệm "xây tổ ấm", còn người phụ nữ cũng cần có trách nhiệm "xây nhà". Không ai có đặc quyền và nghĩa vụ chỉ làm cái này mà không làm cái kia. Mỗi người đều phải cùng nhau "xây nhà" và "xây tổ ấm".

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

- Trường hợp b) Nếu em là N, em sẽ nói với T rằng: Một gia đình giàu có, nhiều tiền mà các thành viên trong gia đình không quan tâm, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau thì không phải là một gia đình hạnh phúc và không đáng hãnh diện. Còn nếu trở thành một gia đình văn hóa sẽ góp phần rất quan trọng trong hình thành những con người văn minh, sống có đạo đức, và chính những con người đó sẽ đem lại hạnh phúc và phát triển bền vững cho gia đình. Hơn nữa, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bền vững thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ. Vì vậy, danh hiệu gia đình văn hóa rất đáng tự hào và hãnh diện.

- Trường hợp c) Theo em, trường hợp cha mẹ khi về già muốn ăn uống, sinh hoạt riêng nhưng lại mong muốn ở cùng con cháu để lúc khỏe thì trông nom các cháu, lúc ốm đau thì có con cháu ở bên là đúng vì cha mẹ hoàn toàn có quyền quyết định việc ăn uống, sinh hoạt của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này cha mẹ vẫn muốn ở cùng con cháu để thực hiện trách nhiệm của ông bà và để con cháu thực hiện trách nhiệm của mình khi ông bà ốm đau.

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng thực hiện

Tổ chức cuộc thi “Nhà hùng biện tài ba” về chủ đề “Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình” theo các bước sau:

+ Xây dựng kế hoạch (mục đích cuộc thi; đối tượng dự thi: thời gian, địa điểm tổ chức, cách thức thi, bình chọn, tiêu chí chấm điểm,…).

+ Phát động viết bài dự thi (hình thức, nội dung, quy cách của bài viết: cách thức chấm, bình chọn bài viết).

+ Bình chọn bài viết theo tiêu chí đã xây dựng.

+ Thông báo những bài viết được chọn, các tác giả luyện tập để tham gia hội thi hùng biện.

+ Thực hiện tổ chức hội thi theo kế hoạch tại lớp.

Đánh giá: Viết bài thu hoạch.

Trả lời:

(*) Gợi ý: kế hoạch cuộc thi “Nhà hùng biện tài ba” về chủ đề “Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình”.

- Mục đích cuộc thi: Cung cấp những vấn đề cần bàn luận về chủ đề tình yêu, hôn nhân và gia đình; bày tỏ quan điểm về những vấn đề trong tình yêu, hôn nhân và gia đình.

- Đối tượng dự thi: Lớp 10A1

- Thời gian:

Thời gian chuẩn bị: 1 tuần từ ngày ……/…… đến ……./……./20…..

Thời gian hùng biện: Tiết sinh hoạt, thứ ….., ngày ……/……../20…..

- Địa điểm tổ chức: Tại phòng học lớp 10A1

- Cách thức thi: Viết bài hùng biện về một trong những vấn đề về chủ đề tình yêu, hôn nhân và gia đình ở nhà và thi hùng biện trên lớp.

- Bình chọn: Mỗi học sinh trong lớp được quyền chấm điểm cho bài dự thi theo đúng tiêu chí chấm điểm. 5 bài viết có được nhiều điểm nhất sẽ được lựa chọn vào phần thi hùng biện.

- Tiêu chí chấm điểm phần thi hùng biện: Thang điểm 10

+ Nội dung: 3 điểm

+ Trình bày: 3 điểm

+ Khả năng lôi cuốn: 1 điểm

+ Sáng tạo: 1 điểm

+ Tranh luận: 2 điểm

Đánh giá

0

0 đánh giá