Giải Địa Lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ lớp 8.

Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 144 SGK Địa lí 8: Dựa trên hình 42.1 xác định vị trí và giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Trả lời:

- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nằm hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

- Tiếp giáp:

  + Phía bắc: giáp Trung Quốc

  + Phía đông bắc: giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

  + Phía nam: giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

  + Phía đông: giáp biển Đông

  + Phía tây: giáp Lào.

Trả lời Câu hỏi Mục 2 Trang 144 SGK Địa lí 8: Hãy quan sát hình 42.1 (SGK trang 145) và cho biết những dãy núi, những sông lớn nào có hướng tây bắc - đông nam?
Trả lời:

- Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc.

- Các sông lớn có hướng tây bắc - đông nam: sông Đà, sông Mã, sông cả.

Trả lời Câu hỏi 1 Mục 3 Trang 144 SGK Địa lí 8: Hãy giải thích tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông lại ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Trả lời:
Vào mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh đã bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn và suy yếu dần khi đi xuống phía nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (nơi đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta).
Trả lời Câu hỏi 2 Mục 3 Trang 145 SGK Địa lí 8: Qua hình 42.2 (SGK trang 146), em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Trả lời:

- Lai Châu (Tây Bắc): mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8.

- Quảng Bình (Bắc Trung Bộ): có mùa mưa muộn hơn, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều vào các tháng 9, 10, 11.

Trả lời Câu hỏi 1 Mục 4 Trang 146 SGK Địa lí 8: Hãy nêu giá trị tổng hợp của hồ Hòa Bình

Trả lời:

Giá trị của hồ Hòa Bình:

- Hằng năm, công trình thủy điện Hòa Bình sản xuất được 8,16 tỉ kWh điện, cung ứng nguồn điện cho cả nước.

- Điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (cung cấp nước vào mùa khô, giảm đỉnh lũ cực đại vào mùa lũ), có tác động tích cực tới công tác thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt bảo đảm an toàn về mùa lũ cho Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

- Phát triển giao thông đường thủy.

-  Nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển du lịch.

- Ngoài ra còn tăng cường độ ẩm không khí vùng Tây Bắc vào mùa khô hanh.

Trả lời Câu hỏi 2 Mục 4 Trang 146 SGK Địa lí 8: Hãy xác định vị trí và địa danh của các mỏ ghi trên hình 42.1 (SGK trang 145).
Trả lời:

Vị trí và địa danh của các mỏ ghi trên hình 42.1 :
- Apalit: Lào Cai.

- Đất hiếm: Lai Châu.

- Sắt: Yên Bái, Hà Tĩnh

- Crôm: Thanh Hóa

- Titan: Hà Tĩnh.

- Đá vôi: Ninh Bình

Giải Địa Lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (ảnh 1)
Câu hỏi và bài tập (Trang 147 SGK Địa lí 8)
Câu 1 Trang 147 SGK Địa lí 8: Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Trả lời:

Đặc điểm tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

- Địa hình:

+ Núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế, độ dốc lớn, cắt xẻ mạnh, hướng Tây Bắc – Đông Nam.

+ Xen giữa các dãy núi có các sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.

+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển; có cát đầm, vịnh, bãi biển…

- Khí hậu: Tính chất nhiệt tăng dần, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, chịu hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng, bão lũ, mùa mưa lùi về thu đông, có lũ tiểu mãn.

- Sông ngòi: Hướng TB- ĐN, một số sông hướng T- Đ, nhiều sông lớn, dốc, giàu tiềm năng thủy điện.

- Tài nguyên biển:vùng biển phía Đông rộng lớn, hải sản phong phú, nhiều bãi tắm đẹp, vũng vịnh nước sâu, bãi triều đầm phá...

- Khoáng sản: Thiếc, sắt, apatit, vật liệu xây dựng, titan.

- Sinh vật và thổ nhưỡng: Hai loại đất chính: đất phù sa và đất feralit; có đầy đủ hệ thống các đai cao (ba đai), rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Thiên tai lũ lụt, hạn hán.

Câu 2 Trang 147 SGK Địa lí 8: Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Trả lời:

- Vì đây là miền gặp nhiều thiên tai nhất nước ta: bão, lũ, sạt lở bờ biển,...

- Trồng rừng đầu nguồn nhằm hạn chế sạt lở đất đá và lũ quét ở vùng miền núi phía Tây cũng như miền đồng bằng phía Đông. Mặt khác, làm dịu hơn những đợt phơn khô nóng vào đầu hạ.

- Trồng rừng ven biển nhằm chắn sóng, chắn cát, hạn chế tác động của biển vào đất liền, đặc biệt vào thời kì mưa bão.

Câu 3 Trang 147 SGK Địa lí 8: Hãy sắp xếp các đèo sau đây theo đúng trình tự từ Nam ra Bắc: đèo Ngang, đèo Mụ Giạ. đèo Keo Nưa, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân và cho biết chúng nằm trên những quốc lộ nào?
Trả lời:

Các đèo từ Nam ra Bắc:

- Đèo Hải Vân (nằm trên quốc lộ 1).

- Đèo Lao Bảo (nằm trên quốc lộ 9).

- Đèo Mụ Giạ (nằm trên quốc lộ 15).

- Đèo Ngang (nằm trên quốc lộ 1).

- Đèo Keo Nưa (nằm trên quốc lộ 8).

Lý thuyết Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

* Vị trí:

- Phía Bắc: Giáp trung Quốc.

- Phía Nam: Giáp miền Nam trung Bộ và Nam Bộ.

- Phía Đông: Giáp Biển Đông.

- Phía Tây: Giáp Lào.

* Giới hạn: Thuộc hữu ngạn Sông Hồng (Từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế).

2. Địa hình cao nhất Việt Nam

- Địa hình: Núi cao nhất, núi non trùng điệp, thung lũng sâu.

- Hướng núi chính tây bắc -đông nam.

- Sông suối nhiều ghềnh thác.

 - Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm. Ấm hơn miền miền Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ.

- Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao. Tác động của gió mùa Đông Bắc đã giảm.

- Mùa hạ đến sớm, gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Trung Bộ.

- Bắc trung Bộ: Mưa chuyển dần về Thu Đông.

4. Tài nguyên phong phú đá dạng được điều tra, khai thác

- Sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện, có lũ vào tháng 10, 11.

- Khoáng sản: Có hàng trăm mỏ và điểm quặng.

- Tài nguyên rừng: nhiều gỗ và lâm sản quý.

- Tài nguyên biển: giàu hải sản, nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.

5. Bảo vệ môi trường và phòng chồng thiên tai

- Bảo vệ rừng đầu nguồn.

- Chủ động phòng chống thiên tai.

Đánh giá

0

0 đánh giá