SBT Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng | Giải SBT Địa lí lớp 12

2.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Câu 1 trang 25 SBT Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam bằng cách hoàn thành bảng sau:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

Câu 2 trang 26 SBT Địa lí 12: Trên lãnh thổ nước ta, ở đâu núi ăn sát ra biển thì ở đó

A. đồng bằng nhỏ hẹp, thềm lục địa hẹp và sâu.

B. đồng bằng mở rộng, thềm lục địa rộng và nông.

C. đồng bằng nhỏ hẹp, thềm lục rộng và nông.

D. đồng bằng mở rộng, thềm lục địa hẹp và sâu.

Trả lời:

Ở đâu núi ăn sát ra biển thì ở đó đồng bằng nhỏ hẹp, thềm lục địa hẹp và sâu: Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn A.

Câu 3 trang 26 SBT Địa lí 12: Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây chủ yếu do

A. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau.

B. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

C. độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc-đông nam.

D. tác động mạnh mẽ của con người.

Trả lời:

Hai nhân tố chính tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo đông-tây: gió mùa kết hợp với hướng các dãy núi.

Chọn B.

Câu 4 trang 26 SBT Địa lí 12: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa.

Trả lời:

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Chọn A.

Câu 5 trang 27 SBT Địa lí 12: Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa.

Trả lời:

Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.

Chọn B.

Câu 6 trang 27 SBT Địa lí 12: Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa.

Trả lời:

Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới do ảnh hưởng của độ cao địa hình.

Chọn C.

Câu 7 trang 27 SBT Địa lí 12: Tại sao nói: Thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn với Tây Nguyên có sự đối lập. Giải thích nguyên nhân của sự đối lập đó?

Trả lời:

Thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn với Tây Nguyên có sự đối lập do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

- Vào thu đông, khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào do bão, dải hội tụ nhiệt đới, gió Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Đông Bắc qua biển tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại chịu ảnh hưởng của Tín phong Bắc bán cầu (nóng, khô) nên là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt.

- Vào mùa xuân hạ khi Tây Nguyên vào mùa mưa vì đón gió mùa mùa hạ thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng nên tạo mùa khô rõ rệt.

Câu 8 trang 27 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:
SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)
- So sánh chế độ nhiệt của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó?
Trả lời:

* So sánh chế độ nhiệt

- Hà Nội có nền nhiệt thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể:

+ Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội thấp hơn (23,50C so với 27,10C).

+ Nhiệt độ tháng lạnh nhất thấp hơn (16,40C so với 25,70C).

+ Biên độ nhiệt Hà Nội cao hơn (12,50C so với 3,20C).

- Nhiệt độ trung bình cao tuyệt đối của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng nhiệt độ trung bình thấp tuyệt đối của Hà Nội lại thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nên biên độ nhiệt tuyệt đối của Hà Nội cũng cao hơn TP. Hồ Chí Minh (40,10C so với 26,20C).

- Như vậy, ta thấy càng vào Nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng và biên độ nhiệt càng giảm.

* Giải thích

- Miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc (có 3 tháng nhiệt độ dưới 180C) => tháng có nhiệt độ trung bình lạnh nhất có nhiệt độ rất thấp. Mặt khác, do nằm trong khu vực nhiệt đới nên mùa hạ vẫn có nhiệt độ cao => nền nhiệt thấp hơn so với miền Nam và biên độ nhiệt năm lớn.

- Miền Nam quanh năm do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lại nằm gần Xích đạo nên nhận được bức xạ Mặt Trời hằng năm rất lớn,… => nền nhiệt cao và biên độ nhiệt năm nhỏ.

Đánh giá

0

0 đánh giá