20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 34 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Địa lí ngành giao thông vận tải

4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Câu 1. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống không phải gắn liền với nhu cầu vận chuyển

A. khí đốt.

B. dầu mỏ.

C. các sản phẩm dầu mỏ.

D. nước sinh hoạt.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành vận tải đường ống thuộc vào loại trẻ nhất. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Câu 2. Ưu điểm của ngành vận tải bằng đường sông là

A. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.

B. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.

D. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày nay, nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ (đào kênh, nạo vét lòng sông,... để kết nối các lưu vực vận tải và cảng biển) đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. Ưu điểm của ngành vận tải bằng đường sông là rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.

Câu 3. Các nước nào sau đây phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ?

A. Nhật Bản, LB Nga, Na Uy.

B. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa.

C. Hoa Kì, LB Nga, Đan Mạch.

D. Nhật Bản, LB Nga, Ấn Độ.

Đáp án: B

Giải thích: Các quốc gia phát triển mạnh giao thông sông, hồ là Hoa Kì, Liên bang Nga, Ca-na-đa. Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,... (châu Âu), Mê Công, Dương Tử,... (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ,... (châu Mỹ).

Câu 4. Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là

A. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.

C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.

D. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

Đáp án: A

Giải thích: Vận tải đường hàng không tiết kiệm được thời gian đi lại, gắn kết các vùng xa xôi, tăng cường hội nhập và có vai trò đối với an ninh quốc phòng. So với các loại hình vận tải khác, ngành hàng không có tốc độ vận tải cao, thời gian vận chuyển ngắn, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tuy nhiên, cước phí vận tải đắt, trọng lượng vận tải thấp.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây không hoàn toàn đúng với đặc điểm phân bố ngành vận tải đường sông?

A. Có nhiều phụ lưu, có cửa sông mở về phía biển.

B. Phải có dòng sông lớn, có giá trị về vận tải thuỷ.

C. Có cơ sở kinh tế phân bố dọc theo các dòng sông.

D. Khu vực đường sông quan trọng đều có kênh đào.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm phân bố ngành vận tải đường sông là: Phải có dòng sông lớn, có giá trị về vận tải thuỷ; Có cơ sở kinh tế phân bố dọc theo các dòng sông và khu vực đường sông quan trọng đều có kênh đào.

Câu 6. Sự phát triển ồ ạt công nghiệp ô tô trên thế giới đã gây ra vấn đề xã hội nghiêm trọng nào sau đây?

A. Góp phần làm cạn kiệt nhanh tài nguyên.

B. Làm tai nạn giao thông không ngừng tăng.

C. Làm thu hẹp mạng lưới đường, nơi đỗ xe.

D. Gây tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn.

Đáp án: B

Giải thích: Sự phát triển ồ ạt công nghiệp ô tô trên thế giới đã gây ra vấn đề xã hội nghiêm trọng là làm tai nạn giao thông không ngừng tăng, số người chết vì tai nạn giao thông ngày càng gia tăng.

Câu 7. Những nơi nào sau đây có mật độ mạng lưới đường sắt cao?

A. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Bắc Hoa Kì và Trung Phi.

C. Trung Phi và Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á và châu Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Mạng lưới đường sắt có sự phân bố không đều giữa các châu lục và các quốc gia. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì là những nơi có mật độ đường sắt cao nhất thế giới.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các kênh đào trong một hệ thống vận tải đường sông?

A. Nhờ có kênh đào mà các lưu vực vận tải được nối với nhau.

B. Các kênh đào được xây dựng vượt qua các trở ngại địa hình.

C. Nhờ có kênh đào mà việc vận chuyển ở hệ thống linh hoạt.

D. Các kênh đào là cơ sở quan trọng hình thành các cảng sông.

Đáp án: D

Giải thích: Vai trò của các kênh đào trong một hệ thống vận tải đường sông là các kênh đào được xây dựng vượt qua các trở ngại địa hình và nhờ có kênh đào mà các lưu vực vận tải được nối với nhau và việc vận chuyển linh hoạt, có hệ thống.

Câu 9. Ngành vận tải nào sau đây thuộc vào loại trẻ nhất?

A. Đường sông.

B. Đường ô tô.

C. Đường biển.

D. Đường ống.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành vận tải đường ống thuộc vào loại trẻ nhất. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Câu 10. Những nơi nào sau đây có số lượng xe ô tô trên đầu người vào loại cao nhất thế giới?

A. Nam Mĩ, Tây Âu.

B. Tây Âu, Hoa Kì.

C. Đông Âu, Ấn Độ.

D. Hoa Kì, Đông Á.

Đáp án: B

Giải thích: Mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

Câu 11. Nước hoặc khu vực nào sau đây có hệ thống ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới?

A. Trung Đông.

B. Hoa Kì.

C. Trung Quốc.

D. LB Nga.

Đáp án: B

Giải thích: Hoa Kì là quốc gia có hệ thống ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới hiện nay. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Câu 12. Nơi có nhiều hải cảng nhất là ở hai bên bờ của

A. Địa Trung Hải.

B. Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương.

D. Đại Tây Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Nơi có nhiều hải cảng nhất là ở hai bên bờ của Đại Tây Dương.

Câu 13. Sự tồn tại và phát triển của một cảng biển không phụ thuộc vào

A. có mặt của vùng tiền cảng.

B. tuyến đường dài hay ngắn.

C. vị trí thuận lợi xây cảng.

D. có mặt hậu phương cảng.

Đáp án: B

Giải thích: Sự tồn tại và phát triển của một cảng biển phụ thuộc vào vị trí thuận lợi xây cảng, có mặt hậu phương cảng và có mặt của vùng tiền cảng. Cảng biển đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó sẽ rất phát triển, sầm uất và có thể trở thành một cảng biển trung chuyển lớn trên thế giới.

Câu 14. Ngành vận tải đường sắt so với trước đây ít có đổi mới hơn cả về

A. nhà ga.

B. toa xe.

C. đường ray.

D. sức kéo.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành vận tải đường sắt so với trước đây ít có đổi mới hơn cả về nhà ga.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải ô tô?

A. Hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở cự li ngắn.

B. Phối hợp được với các phương tiện khác.

C. Sử dụng rất ít nhiên liệu khóang (dầu mỏ).

D. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng.

Đáp án: C

Giải thích: Đường ô tô có những ưu thế nổi bật là sự thuận tiện và cơ động, phù hợp với cự li vận tải trung bình và ngắn, có khả năng phối hợp hoạt động với các loại hình vận tải khác, mạng lưới ngày càng mở rộng, chất lượng và phương tiện ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

1. Vai trò, đặc điểm

a. Vai trò

- Trong kinh tế: vận chuyển nguyên, nhiên liệu đến nơi sản xuất, sản phẩm đến nơi tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Đời sống xã hội: Phục vụ nhu cầu đi lại, kết nối địa phương, củng cố an ninh quốc phòng, thúc đẩy quá trình hội nhập.

- Gắn kết giữa phát triển kinh tế xã phát triển xã hội.

b. Đặc điểm

- Đối tượng là con người và sản phẩm vật chất con người làm ra.

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

- Chất lượng: đánh giá qua độ tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho khách hàng và hàng hóa.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách hoặc số tấn hàng hóa)

+ Khối lượng luận chuyển (khách.km hoặc tấn.km)

+ Cự li vận chuyển trung bình (km)

- Phân bố ngành có tính đặc thù, theo mạng lưới.

- Khoa học cộng nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng của ngành.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự có mặt của loại hình giao thông vận tải, hình thành mạng lưới giao thông vận tải, sự kết nối giao thông vận tải bên trong và ngoài lãnh thổ.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại hình giao thông vận tải, phân bố mạng lưới giao thông và hoạt động của các phương tiện.

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới hình thành đầu mối, mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải.

+ Vốn đầu tư: quy mô, tốc độ phát triển, loại hình giao thông vận tải.

+ Khoa học công nghệ: trình độ giao thông vận tải (tiện nghi, an toàn, vận tốc)

3Tình hình phát triển và phân bố

a. Đường ô tô

- Tình hình phát triển:

+ Ưu điểm: Sự tiện lợi, tính cơ động, dễ kết nối với các loại hình khác

+ Tổng chiều dài, số lượng phương tiện không ngừng tăng

+ Gây nhiều vấn đề môi trường => các quốc gia hướng tới phát triển phương tiện thân thiện môi trường, giao thông thông minh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Phân bố:

+ Khác nhau giữa các châu lục và các quốc gia.

+ Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên Bang Nga chiếm 1/2 tổng chiều dài đường ô tô thế giới.

b. Đường sắt

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời từ thế kỉ XIX, không ngừng phát triển cả về chiều dài tuyến đường, khả năng phát triển, trình độ kĩ thuật.

+ Tốc độ, sức vận tải tăng nhiều nhờ áp dụng công nghệ.

+ Hiện nay đường sắt đang tăng cường công nghệ mới, tự động hóa để đạt hiệu quả tối ưu, chú ý bảo vệ môi trường.

+ Phát triển các loại hình: Đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, tàu cao tốc…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Biểu đồ tình hình phát triển đường sắt trên thế giới

Phân bố: Không đều giữa các châu lục và các quốc gia, chủ yếu ở Châu Âu và Đông bắc Hoa Kì.Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ mạng lưới đường ô tô và đường sắt thế giới năm 2019

c. Đường hàng không

Tình hình phát triển:

+ Ra đời muộn nhưng có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng, số lượng máy bay, sân bay.

+ Máy bay hiện đại hơn, vận chuyển khối lượng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, quãng đường xa hơn, an toàn hơn.

+ Bảo vệ môi trường không khí là vấn đề lớn của ngành.

- Phân bố:

+ Tuyến sôi động nhất: Tuyến xuyên Thái Bình Dương nối Châu Âu với Châu Mĩ, tuyến nối Hoa Kì với Châu Á - Thái Bình Dương

+ Hoa Kì, Trung Quốc … có nhiều sân bay quốc tế vận chuyển hành khách lớn.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Đường hàng không

d. Đường biển

- Tình hình phát triển:

+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luận chuyển hàng hóa (chủ yếu là dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ)

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu Công-te-nơ không ngừng tăng, thông dụng.

+ Hướng tới quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn hàng hóa, bảo vệ môi trường biển và đại dương.

- Phân bố:

+ Tuyến kết nối Châu Âu với khu vực Thái Bình Dương, Tuyến kết nối 2 bờ Đại Tây Dương.

+ Cảnh có lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất năm 2019 đều ở Châu Á: Thượng Hải, Sing-ga-po, Thẩm Quyến, Bu-san, Ninh Ba - Chu Sơn…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Mạng lưới đường biển và đường hàng không trên thế giới năm 2019

e. Đường sông, hồ

- Tình hình phát triển:

+ Xuất hiện sớm và ngày càng thuận lợi nhờ cải tạo sông hồ.

+ Xu hướng: Cải tạo cơ sở hạ tầng, kết nối vận tải đường thủy và cảng biển bằng Công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao .

- Phân bố:

+ Hoa Kì, Nga, Canada.

+ Hệ thống sông hồ có tiềm năng lớn về giao thông: Đa-nuyp, Đai-nơ, Vôn-ga, Mê-công, Dương Tử, Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hoạt động nội thương trên sông Mê-công

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Đánh giá

0

0 đánh giá