Giải SGK Địa Lí 10 Bài 34 (Kết nối tri thức): Địa lí ngành giao thông vận tải

5.7 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 34 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Video giải Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức

1. Vai trò, đặc điểm

Giải Địa lí 10 trang 93

Câu hỏi trang 93 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của giao thông vận tải.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1a, 1b (Vai trò và đặc điểm).

Trả lời:

a. Vai trò

- Với kinh tế, giao thông vận tải vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật,… đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Nhờ đó thúc đẩy sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.

- Với đời sống, giao thông vận tải vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối các địa phương, tăng cường khả năng an ninh quốc phòng. Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

- Giao thông vận tải gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

b. Đặc điểm

- Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra. Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

- Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khác và hàng hóa.

- Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là khối lượng vận chuyển (số lượt hành khách, số tấn hàng hóa); khối lượng chuyên chở (số lượt hành khách.km; số tấn.km); cự li vận chuyển trung bình (km).

- Sự phân bố của ngành giao thông vận tải có tính đặc thù, theo mạng lưới (gồm các tuyến và đầu mối giao thông).

- Khoa học công nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng,… của ngành giao thông vận tải.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

Giải Địa lí 10 trang 94

Câu hỏi trang 94 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố).

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải, sự hình thành các mạng lưới giao thông vận tải và sự kết nối của mạng lưới giao thông bên trong với mạng lưới giao thông bên ngoài lãnh thổ.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình giao thông vận tải thích hợp, sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải và hoạt động của các phương tiện vận tải.

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải (hàng hóa, hành khách).

+ Vốn đầu tư: Ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển giao thông vận tải, loại hình giao thông vận tải.

+ Khoa học – công nghệ: Ảnh hưởng tới trình độ (vận tốc phương tiện, sự an toàn, sự tiện nghi,..) của giao thông vận tải.

3. Tình hình phát triển và phân bố

Giải Địa lí 10 trang 95

Câu hỏi trang 95 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a và hình 34.1, 34.2, 34.3, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới.

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 34.1. Bản đồ mạng lưới đường ô tô và đường sắt trên thế giới, năm 2019

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3a (Đường ô tô) và hình 34.1, 34.2, 34.3.

Trả lời:

* Tình hình phát triển giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới

- Ưu thế: tiện lợi, cơ động và dễ kết nối với các loại hình vận tải khác.

- Tổng chiều dài không ngừng tăng, từ 27 803,8 nghìn km (2000) lên 38 016,5 nghìn km (2019).

- Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng.

- Các quốc gia đã và đang hướng tới phát triển các phương tiện thân thiện với môi trường, giao thông thông minh.

* Phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới

- Mạng lưới đường ô tô phân bố rộng rãi khắp trên thế giới trừ những vùng vĩ độ cao, băng tuyết bao phủ quanh năm.

- Mật độ và chiều dài đường ô tô phân bố rất khác nhau giữa các châu lục:

+ Mạng lưới dày đặc và tỉ trọng chiều dài đường ô tô lớn nhất thuộc về châu Á (với 42,1% năm 2019). 

+ Tiếp đến châu Mỹ với 29,8 %, mật độ đường ở Nam Mỹ dày hơn so với Bắc Mĩ. 

+ Châu Âu chiếm 17,7%, Châu Phi 7,8%, châu Đại Dương 2,6 % (chủ yếu ở ven biển phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a).

- Các quốc gia có chiều dài đường ô tô lớn nhất thế giới là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga. Riêng các quốc gia này đã chiếm ½ tổng chiều dài đường bộ của thế giới.

Câu hỏi trang 95 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục b và hình 34.1, 34.4, 34.5, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường sắt trên thế giới.

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Kết nối tri thức (ảnh 3)

Hình 34.1. Bản đồ mạng lưới đường ô tô và đường sắt trên thế giới, năm 2019

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Kết nối tri thức (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3b (Đường ô tô) và hình 34.1, 34.4, 34.5.

Trả lời:

- Tình hình phát triển giao thông vận tải đường sắt trên thế giới:

+ Đầu thế kỉ XIX, giao thông vận tải đường sắt ra đời với sự kết hợp giữa việc sử dụng đầu máy hơi nước với đường ray bằng sắt. Từ đó ngành đường sắt phát triển không ngừng về cả chiều dài tuyến, trình độ kĩ thuật, khả năng vận hành,...

+ Tổng chiều dài đường sắt tăng lên từ 1011,7 nghìn km (2000) lên 1321,9 nghìn km (2019).

+ Tốc độ và sức vận tải tăng lên nhờ cải tiến công nghệ, tăng cường áp dụng công nghệ mới, tự động hóa  để đạt hiệu quả tối ưu và bảo vệ môi trường.

+ Một số loại hình đường sắt hiện đại như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các tuyến tàu siêu tốc,…

- Phân bố giao thông vận tải đường sắt trên thế giới:

+ Mạng lưới đường sắt phân bố không đều giữa các châu lục và quốc gia, thường gắn với những khu vực và quốc gia có nền công nghiệp phát triển từ sớm.

+ Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kỳ là nơi có mật độ đường sắt cao nhất.

Giải Địa lí 10 trang 96

Câu hỏi trang 96 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục c và hình 34.6, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường hàng không trên thế giới.

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Kết nối tri thức (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3c (Đường hàng không) và hình 34.6.

Trả lời:

- Tình hình phát triển: 

+ Đây là ngành ra đời muộn nhưng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng sân bay, máy bay.

+ Năm 2019, ngành hàng không thế giới vận chuyển được 4,4 tỉ lượt hành khách.

+ Các máy bay ngày càng hiện đại hơn, vận chuyển được khối lượng hành khách lớn hơn, bay được quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh và an toàn hơn.

+ Tuy nhiên, ngành này đang để lại vấn đề lớn về ô nhiễm không khí.

- Sự phân bố:

+ Các tuyến hàng không sôi động nhất là tuyến đường xuyên Đại Tây Dương nối châu Âu với châu Mỹ và tuyến nối Hoa Kỳ với  khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

+ Các quốc gia có nhiều sân bay quốc tế vận chuyển lượng khách lớn của thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc,…

+ Các sân bay quốc tế vận chuyển hành khách lớn nhất năm 2019: Át-lan-ta (Hoa Kỳ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lốt An-giơ-let (Hoa Kỳ), Dubai (Các tiểu vương quốc Ả - rập thống nhất),…

Giải Địa lí 10 trang 97

Câu hỏi trang 97 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục d và hình 34.6, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường biển trên thế giới.

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Kết nối tri thức (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3d (Đường biển) và hình 34.6.

Trả lời:

- Tình hình phát triển:

+ Giao thông đường biển đảm nhiểm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa trong tổng khối lượng của tất cả các phương tiện giao thông tải hàng hóa trên thế giới (chủ yếu là dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ).

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng công-te-nơ không ngừng tăng và trở nên thông dụng.

+ Năm 2019, có hơn 2 triệu chiếc tàu biển trên thế giới.

+ Ngành vận tải đường biển hướng tới quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro và bảo vệ hành hóa an toàn trong quá trình vận chuyển, đồng thời chú ý bảo vệ môi trường biển và đại dương.

- Phân bố:

+ Các tuyến đường biển sôi động nhất là tuyến kết nối giữa châu Âu với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương

+ Các cảng biển có lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất nằm 2019 đều nằm ở châu Á: Thượng Hải (Trung Quốc),  Xin-ga-po, Ninh Ba - Chu Sơn (Trung Quốc), Thẩm Quyến (Trung Quốc), Busan (Hàn Quốc),…

Câu hỏi trang 97 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục e, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường sông, hồ.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3e (Đường sông, hồ).

Trả lời:

- Tình hình phát triển:

+ Vận tải trên sông, hồ xuất hiện từ rất sớm dựa trên hệ thống sông, hồ tự nhiên và ngày càng thuận lợi nhờ các hoạt động cải tạo của con người.

+ Cải tạo cơ sở hạ tầng đường thủy, kết nối vận tải đường thủy và cảng biển công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao,… là xu hướng phát triển của ngành vận tải đường sông hồ trong tương lai.

- Sự phân bố:

+ Các quốc gia phát triển mạnh giao thông vận tải đường sông, hồ là Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Ca-na-đa.

+ Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,… (châu Âu); Mê Kông, Dương Tử,.. (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ (châu Mỹ).

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 97 Địa Lí 10: Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượt hành khách vận chuyển bằng đường hàng không của thế giới theo bảng số liệu dưới đây. Nhận xét.

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Kết nối tri thức (ảnh 7)

Phương pháp giải:

- Xác định dạng biểu đồ: biểu đồ cột đơn, mỗi năm tương ứng với 1 cột.

- Nhận xét: dựa vào biểu đồ và bảng số liệu để nhận xét về xu hướng thay đổi (tăng hay giảm), tốc độ như thế nào.

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ:

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Kết nối tri thức (ảnh 8)

Biểu đồ số lượt hành khách vận chuyển bằng đường hàng không, giai đoạn 2000 - 2019 (tỉ lượt người)

- Nhận xét:

+ Số lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không trên thế giới ngày càng tăng, từ 1,9 tỉ người (2000) lên 2,6 tỉ người (2010) và đạt 4,4 tỉ người (2019).

+ Nguyên nhân: Do đây là loại hình vận tải có tốc độ nhanh, đáp ứng được yêu cầu về thời gian của hành khách.

Vận dụng trang 97 Địa Lí 10: Tìm hiểu về quá trình phát triển của giao thông vận tải đường ô tô hoặc đường hàng không ở nước ta.

Phương pháp giải:

Có thể tìm kiếm trên internet theo dàn ý:

- Ưu nhược điểm của loại hình vận tải.

- Tình hình phát triển: chiều dài mạng lưới đường bộ, khối lượng vận chuyển, các tuyến đường giao thông quan trọng.

- Hạn chế.

Trả lời:

Quá trình phát triển của giao thông vận tải đường ô tô:

- Ưu điểm: 

+ Có tính cơ động, linh hoạt, thích nghi cao với nhiều dạng địa hình.

+ Có hiệu quả kinh tế cao trên cự li vận tải ngắn và trung bình.

+ Có khả năng phối hợp với các loại hình vận tải khác.

- Nhược điểm:

+ Vận tải hàng nặng, giá trị thấp, đi đường xa không có lãi.

+ Chiếm nhiều diện tích đất, độ an toàn không cao.

+ Gây ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.

- Tình hình phát triển.

+ Đến năm 2010, cả nước có hơn 250 nghìn km đường bộ, hơn 18 nghìn km đường quốc lộ - cao tốc.

+ Đường bộ chiếm 77,68% trong cơ cấu hàng hóa khối lượng vận chuyển.

+ Mạng lưới đường hình xương cá.

+ Trục Bắc - Nam có tuyến quốc lộ 1A là quan trọng nhất ở ven biển, phía tây có đường HCM.

+ Các tuyến đường ngang: 5,8, 279, 7,8,9,15, 22, 51,…

=> Hạn chế:

- Đường hẹp.

- Chất lượng đường xấu.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

1. Vai trò, đặc điểm

a. Vai trò

- Trong kinh tế: vận chuyển nguyên, nhiên liệu đến nơi sản xuất, sản phẩm đến nơi tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Đời sống xã hội: Phục vụ nhu cầu đi lại, kết nối địa phương, củng cố an ninh quốc phòng, thúc đẩy quá trình hội nhập.

- Gắn kết giữa phát triển kinh tế xã phát triển xã hội.

b. Đặc điểm

- Đối tượng là con người và sản phẩm vật chất con người làm ra.

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

- Chất lượng: đánh giá qua độ tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho khách hàng và hàng hóa.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách hoặc số tấn hàng hóa)

+ Khối lượng luận chuyển (khách.km hoặc tấn.km)

+ Cự li vận chuyển trung bình (km)

- Phân bố ngành có tính đặc thù, theo mạng lưới.

- Khoa học cộng nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng của ngành.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự có mặt của loại hình giao thông vận tải, hình thành mạng lưới giao thông vận tải, sự kết nối giao thông vận tải bên trong và ngoài lãnh thổ.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại hình giao thông vận tải, phân bố mạng lưới giao thông và hoạt động của các phương tiện.

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới hình thành đầu mối, mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải.

+ Vốn đầu tư: quy mô, tốc độ phát triển, loại hình giao thông vận tải.

+ Khoa học công nghệ: trình độ giao thông vận tải (tiện nghi, an toàn, vận tốc)

3Tình hình phát triển và phân bố

a. Đường ô tô

- Tình hình phát triển:

+ Ưu điểm: Sự tiện lợi, tính cơ động, dễ kết nối với các loại hình khác

+ Tổng chiều dài, số lượng phương tiện không ngừng tăng

+ Gây nhiều vấn đề môi trường => các quốc gia hướng tới phát triển phương tiện thân thiện môi trường, giao thông thông minh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Phân bố:

+ Khác nhau giữa các châu lục và các quốc gia.

+ Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên Bang Nga chiếm 1/2 tổng chiều dài đường ô tô thế giới.

b. Đường sắt

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời từ thế kỉ XIX, không ngừng phát triển cả về chiều dài tuyến đường, khả năng phát triển, trình độ kĩ thuật.

+ Tốc độ, sức vận tải tăng nhiều nhờ áp dụng công nghệ.

+ Hiện nay đường sắt đang tăng cường công nghệ mới, tự động hóa để đạt hiệu quả tối ưu, chú ý bảo vệ môi trường.

+ Phát triển các loại hình: Đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, tàu cao tốc…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Biểu đồ tình hình phát triển đường sắt trên thế giới

Phân bố: Không đều giữa các châu lục và các quốc gia, chủ yếu ở Châu Âu và Đông bắc Hoa Kì.Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ mạng lưới đường ô tô và đường sắt thế giới năm 2019

c. Đường hàng không

Tình hình phát triển:

+ Ra đời muộn nhưng có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng, số lượng máy bay, sân bay.

+ Máy bay hiện đại hơn, vận chuyển khối lượng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, quãng đường xa hơn, an toàn hơn.

+ Bảo vệ môi trường không khí là vấn đề lớn của ngành.

- Phân bố:

+ Tuyến sôi động nhất: Tuyến xuyên Thái Bình Dương nối Châu Âu với Châu Mĩ, tuyến nối Hoa Kì với Châu Á - Thái Bình Dương

+ Hoa Kì, Trung Quốc … có nhiều sân bay quốc tế vận chuyển hành khách lớn.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Đường hàng không

d. Đường biển

- Tình hình phát triển:

+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luận chuyển hàng hóa (chủ yếu là dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ)

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu Công-te-nơ không ngừng tăng, thông dụng.

+ Hướng tới quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn hàng hóa, bảo vệ môi trường biển và đại dương.

- Phân bố:

+ Tuyến kết nối Châu Âu với khu vực Thái Bình Dương, Tuyến kết nối 2 bờ Đại Tây Dương.

+ Cảnh có lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất năm 2019 đều ở Châu Á: Thượng Hải, Sing-ga-po, Thẩm Quyến, Bu-san, Ninh Ba - Chu Sơn…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Mạng lưới đường biển và đường hàng không trên thế giới năm 2019

e. Đường sông, hồ

- Tình hình phát triển:

+ Xuất hiện sớm và ngày càng thuận lợi nhờ cải tạo sông hồ.

+ Xu hướng: Cải tạo cơ sở hạ tầng, kết nối vận tải đường thủy và cảng biển bằng Công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao .

- Phân bố:

+ Hoa Kì, Nga, Canada.

+ Hệ thống sông hồ có tiềm năng lớn về giao thông: Đa-nuyp, Đai-nơ, Vôn-ga, Mê-công, Dương Tử, Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hoạt động nội thương trên sông Mê-công

Bài giảng Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Đánh giá

0

0 đánh giá