Sách bài tập Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào

3.7 K

Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học lớp 10 Bài 21: Công nghệ tế bào

Bài 21.1 trang 62 sách bài tập Sinh học 10: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp nào sau đây?

A. Tách rời tế bào hoặc mô rồi giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

B. Tách rời tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. 

C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

D. Tách tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Quy trình nuôi cấy mô, tế bào ở thực vật được thực hiện như sau: tách rời tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. 

Bài 21.2 trang 62 sách bài tập Sinh học 10: Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính chất nào của tế bào thực vật?

A. Tính toàn năng.

B. Tính ưu việt.

C. Tính năng động.

D. Tính đa dạng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật: Tế bào thực vật có tính toàn năng tức là hệ gene của tế bào quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật. Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau. Do đó, khi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, tế bào có thể tạo ra các cá thể mới đồng nhất về tính trạng, kiểu gene và kiểu hình.

Bài 21.3 trang 62 sách bài tập Sinh học 10: Tế bào phôi sinh là những tế bào nào?

A. Tế bào đã được biệt hóa.

B. Tế bào có tính toàn năng.

C. Tế bào hình thành ở giai đoạn đầu tiên của hợp tử.

D. Tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tế bào phôi sinh là những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

Bài 21.4 trang 62 sách bài tập Sinh học 10: Đặc điểm của tế bào chuyên hóa là gì?

A. Mang hệ gene giống nhau, có màng cellulose, có khả năng phân chia.

B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.

D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp thì sẽ phân hóa thành cơ quan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tế bào chuyên hóa là tế bào có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.

Bài 21.5 trang 62 sách bài tập Sinh học 10: Cho biết tên gọi quá trình chuyển hóa các tế bào phôi thành các tế bào biệt hóa khác nhau?

A. Phân hóa tế bào.

B. Phản phân hóa tế bào.

C. Phân chia tế bào.

D. Nảy mầm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phân hóa tế bào là quá trình chuyển hóa các tế bào phôi biến đổi thành một loại tế bào biệt hóa, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng; từ đó, phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể.

Bài 21.6 trang 63 sách bài tập Sinh học 10: Tên gọi của quá trình chuyển hóa các tế bào chuyên hóa thành tế bào phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ là gì?

A. Phân chia tế bào.

B. Phân hóa tế bào.

C. Phản phân hóa tế bào.

D. Nảy mầm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phản phân hóa tế bào là quá trình chuyển hóa các tế bào chuyên hóa thành tế bào phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ.

Bài 21.7 trang 63 sách bài tập Sinh học 10: Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì?

A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.

B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.

C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền.

D. Hệ số nhân giống cao.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào, tế bào/mô được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ thể hoàn chỉnh nhờ khả năng biệt hóa, phản biệt hóa và phân chia → Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm là sạch bệnh, đồng nhất về di truyền (giống cây cho tế bào/mô).

Bài 21.8 trang 63 sách bài tập Sinh học 10: Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì?

A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.

B. Có hệ số nhân giống thấp.

C. Các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.

D. Luôn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong nuôi cấy mô tế bào, các sản phẩm được tạo ra từ tế bào/ mô nhờ quá trình nguyên phân, không có sự đổi mới vật chất di truyền → Các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.

Bài 21.9 trang 63 sách bài tập Sinh học 10: Trong môi trường tạo rễ cho mô sẹo có bổ sung chất kích thích sinh trưởng nào?

A. Chất dinh dưỡng.

B. Các chất auxin nhân tạo (αNAA và IBA).

C. Các nguyên tố vi lượng.

D. Các chất cytokinin nhân tạo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Trong công nghệ tế bào, sự biệt hóa được điều khiển bằng thành phần môi trường, trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng. 

- Chất auxin nhân tạo (αNAA và IBA) có tác dụng kích thích ra rễ trong nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Bài 21.10 trang 63 sách bài tập Sinh học 10:Các loại cây lâm nghiệp nào thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô?

A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng.

B. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.

C. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương.

D. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các loại cây lâm nghiệp thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô là: cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.

Bài 21.11 trang 63 sách bài tập Sinh học 10:Công nghệ tế bào là gì?

Lời giải:

Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc có thể hoàn chỉnh.

Bài 21.12 trang 63 sách bài tập Sinh học 10: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì?

Lời giải:

Để nhận được sản phẩm từ quá trình nuôi cấy tế bào, ta phải thực hiện các bước sau: 

- Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo).

- Dùng hormone sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. 

Bài 21.13 trang 63 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gene như dạng gốc?

Lời giải:

Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gene hoàn toàn như dạng gốc vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc, có bộ gene trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn thông qua quá trình nguyên phân.

Bài 21.14 trang 63 sách bài tập Sinh học 10: Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Lời giải:

- Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm: 

+ Tạo ra các mô, cơ quan, cơ thể mới giữ được đặc điểm di truyền của cơ thể gốc.

+ Là phương pháp có hiệu quả giúp tăng nhanh số lượng cá thể trong một thời gian ngắn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và bảo tồn một số nguồn gene thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. 

- Triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm: 

+ Nhân nhanh nguồn gene quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. 

+ Đối với động vật, việc nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gene người mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng. 

Bài 21.15 trang 63 sách bài tập Sinh học 10: Hãy cho biết tế bào gốc là gì và vai trò của chúng trong đời sống hiện nay.

Lời giải: 

- Tế bào gốc là các tế bào chưa có vai trò cụ thể, không phân biệt và có thể trở thành hầu như bất kì tế bào cụ thể nào khi cơ thể cần.

- Vai trò của tế bào gốc trong đời sống hiện nay: Các tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, nhưng các nhà khoa học quan tâm đến tế bào gốc vì chúng giúp giải thích một số chức năng của cơ thể hoạt động như thế nào và tại sao bị trục trặc. Tế bào gốc cũng hứa hẹn được sử dụng để điều trị một số bệnh hiện không có cách chữa.

Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Bài 21: Công nghệ tế bào

Ôn tập chương 4

Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá