Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Công nghệ 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Phần 1. Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Câu 1. Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân cơ học?
A. Chấn thương
B. Tia phóng xạ
C. Thuốc trừ sâu
D. Vi rút
Đáp án: A
Giải thích:
+ Cơ học: Chấn thương
+ Lí học: Tia phóng xạ
+ Hóa học: Thuốc trừ sâu
+ Sinh học: Vi rút
Câu 2. Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân lí học?
A. Chấn thương
B. Tia phóng xạ
C. Thuốc trừ sâu
D. Vi rút
Đáp án: B
Giải thích:
+ Cơ học: Chấn thương
+ Lí học: Tia phóng xạ
+ Hóa học: Thuốc trừ sâu
+ Sinh học: Vi rút
Câu 3. Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân hóa học?
A. Chấn thương
B. Tia phóng xạ
C. Thuốc trừ sâu
D. Vi rút
Đáp án: C
Giải thích:
+ Cơ học: Chấn thương
+ Lí học: Tia phóng xạ
+ Hóa học: Thuốc trừ sâu
+ Sinh học: Vi rút
Câu 4. Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân sinh học?
A. Chấn thương
B. Tia phóng xạ
C. Thuốc trừ sâu
D. Vi rút
Đáp án: D
Giải thích:
+ Cơ học: Chấn thương
+ Lí học: Tia phóng xạ
+ Hóa học: Thuốc trừ sâu
+ Sinh học: Vi rút
Câu 5. Hình ảnh nào thể hiện bệnh gạo ở lợn?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: A
Giải thích:
+ Hình A: bệnh gạo
+ Hình B: bệnh lợn hai đầu
+ Hình C: bệnh lợn lở mồm long móng
+ Hình D: bệnh lợn bị dịch tả ở châu Phi
Câu 6. Có mấy nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích:
Có 3 nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi:
+ Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật.
+ Động vật có sức đề kháng thấp
+ Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
Câu 7. Nguyên nhân nào gây bệnh ở vật nuôi?
A. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật.
B. Động vật có sức đề kháng thấp
C. Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Có 3 nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi:
+ Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật.
+ Động vật có sức đề kháng thấp
+ Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
Câu 8. Có mấy loại tác nhân gây bệnh:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích:
Có 2 loại tác nhân gây bệnh:
+ Tác nhân bên ngoài
+ Tác nhân bên trong
Câu 9. Em hãy cho biết, có tác nhân gây bệnh nào?
A. Tác nhân bên ngoài
B. Tác nhân bên trong
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
Có 2 loại tác nhân gây bệnh:
+ Tác nhân bên ngoài
+ Tác nhân bên trong
Câu 10. Có mấy tác nhân gây bệnh bên ngoài?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: D
Giải thích:
Có 4 tác nhân gây bệnh bên ngoài:
+ Cơ học
+ Lí học
+ Hóa học
+ Sinh học
Câu 11. Hình ảnh nào thể hiện bệnh lợn hai đầu?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: B
Giải thích:
+ Hình A: bệnh gạo
+ Hình B: bệnh lợn hai đầu
+ Hình C: bệnh lợn lở mồm long móng
+ Hình D: bệnh lợn bị dịch tả ở châu Phi
Câu 12. Hình ảnh nào thể hiện bệnh lở mồm long móng ở lợn?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: C
Giải thích:
+ Hình A: bệnh gạo
+ Hình B: bệnh lợn hai đầu
+ Hình C: bệnh lợn lở mồm long móng
+ Hình D: bệnh lợn bị dịch tả ở châu Phi
Câu 13. Hình ảnh nào thể hiện bệnh lợn dịch tả ở châu Phi?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
+ Hình A: bệnh gạo
+ Hình B: bệnh lợn hai đầu
+ Hình C: bệnh lợn lở mồm long móng
+ Hình D: bệnh lợn bị dịch tả ở châu Phi
Câu 14. Vệ sinh trong chăn nuôi gồm mấy công việc?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: D
Giải thích:
Vệ sinh trong chăn nuôi gồm 4 công việc:
+ Vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi
+ Vệ sinh thức ăn, nước uống
+ Vệ sinh thân thể vật nuôi
+ Quản lí chất thải vật nuôi
Câu 15. Khi xây dựng chuồng nuôi cần lưu ý về:
A. Địa điểm
B. Hướng chuồng
C. Kiểu chuồng
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Khi xây dựng chuồng nuôi cần lưu ý về địa điểm, hướng chuồng và kiểu chuồng phù hợp.
Phần 2. Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
1. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
1.1. Khái niệm về bệnh
Là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Động vật giảm sức đề kháng
- Tác nhân gây bệnh xâm nhập:
+ Bên trong
+ Bên ngoài
- Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
1.3. Vai trò phòng, trị bệnh cho vật nuôi
- Phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững
- Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng
- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.4. Biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi
* Phòng bệnh cho vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin
- Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
- Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, thiết bị chăn nuôi
- Nhốt riêng vật nuôi ốm
- Không bán và mổ thịt vật nuôi bệnh
- Không đưa vật nuôi ốm, chết và chất thải vật nuôi ra môi trường khi chưa xử lí.
- Không sử dụng thức ăn thừa, thiết bị và dụng cụ vật nuôi ốm khi chưa sát trùng.
* Trị bệnh cho vật nuôi
- Báo cán bộ thú y khám và điều trị
- Bác sĩ thú y đưa ra biện pháp xử lí căn cứ vào: loại bệnh, mức độ bệnh và hiệu quả kinh tế
2. Vệ sinh trong chăn nuôi
- Phòng ngừa dịch bệnh
- Bảo vệ sức khỏe vật nuôi
- Nâng cao năng suất chăn nuôi
- Bảo vệ môi trường
2.1. Vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi
- Chuồng nuôi có địa điểm, hướng chuồng và kiểu chuồng phù hợp.
- Chuồng nuôi và dụng cụ được làm sạch hằng ngày, tiêu độc khử trùng trước và sau mỗi lứa nuôi hoặc khi có bệnh.
2.2. Vệ sinh thức ăn, nước uống trong chăn nuôi
- Đảm bảo đúng chủng loại, đủ khối lượng và hợp vệ sinh.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng, tránh ánh nắng, mưa và côn trùng.
- Thu dọn thức ăn dư thừa, thay nước uống hàng ngày.
2.3. Vệ sinh thân thể vật nuôi
- Làm sạch thân thể
- Phòng ngừa bệnh ngoài da
- Tăng cường trao đổi chất
- Nâng cao sức khỏe
2.4. Quản lí chất thải chăn nuôi
- Yêu cầu: thu gom, phân loại, xử lí đúng cách.
- Biện pháp:
+ Với chất thải hữu cơ: ủ làm phân bón, ủ khí sinh học
+ Với chất thải khác: gom vào nơi quy định để tiêu hủy.
- Mục đích:
+ Phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi
+ Tăng nguồn thu
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường
Xem thêm các bài trắc nghiệm Công nghệ 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 9: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Trắc nghiệm Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Trắc nghiệm Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản
Trắc nghiệm Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao
Trắc nghiệm Bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản