Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 12

450

Trả lời Câu hỏi 13 trang 115 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập cuối học kì 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2

Câu 13 trang 115 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 12.

Trả lời:

Đề a: Một số nét nghệ thuật

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi "Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về". Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

      Không gian nghệ thuật của bức tranh Sang thu được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: "Một tiếng trên không ngỗng nước nào?" Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

Đề b. Một số nét nghệ thuật

     Đầu tiên là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc. Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

     Có thể nói, trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo, không kém phần kì công khi xây dựng thành công khung cảnh cho chữ. Đó là cảnh xưa nay chưa từng thấy, cảnh cho chữ diễn ra trong chính ngục thất, nơi Huấn Cao bị giam giữ nhưng được miêu tả hết sức thiêng liêng, cổ kính làm cho cảnh cho chữ tạo ấn tượng sâu sắc hơn cả. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc xây dựng tình huống mà còn ở việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Thủ pháp đối lập cùng ngôn ngữ tinh tế đã làm cho cảnh cho chữ hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ.

     Cuối cùng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chữ người tử tù xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục, tuy không miêu tả quá nhiều nhưng nhà văn lại chọn lọc được những khoảnh khắc đắt giá, khi nhân vật bộc lộ được những phẩm chất, vẻ đẹp đặc biệt. Huấn Cao được miêu tả với những nét tính cách ấn tượng, đó là người anh hùng ngang tàng, kiêu bạc có tài năng hơn người nhưng cũng là người nghệ sĩ có tâm trong sáng. Viên quản ngục là đại diện của triều đình phong kiến nhưng ở ông lại có biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng, đáng quý có thể lay động lòng người.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Tôi có một giấc mơ

Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 113 tập 2

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá