Giải Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

1.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp lớp 9.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 42 SGK Địa lí 9: Dựa vào hình 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.

Giải Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (ảnh 1)

Phương pháp giải: Kĩ năng đọc biểu đồ (chú ý số liệu)

Trả lời:

Thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ:

- Chế biến lương thực, thực phẩm (24,4%)

- Cơ khí, điện tử (12,3%)

- Khai thác nhiên liệu (10,3%).

- Vật liệu xây dựng (9,9%).

- Hóa chất (9,5%).

- Dệt may (7,9%).

- Điện (6,0%).

- Các ngành khác (19,7%).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 44 SGK Địa lí 9: Hãy xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác.

Giải Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Kĩ năng đọc bản đồ: quan sát kí hiệu mỏ than và khí

Trả lời:

- Các mỏ than: Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả (Quảng Ninh).

- Các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng (thềm lục địa phía nam).

- Các mỏ khí: Tiền Hải( Hải Phòng), Lan Tây, Lan Đỏ (thềm lục địa phía nam).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 46 SGK Địa lí 9: Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?

Phương pháp giải:

Liên hệ các nhân tố về kinh tế - xã hội (dân cư, cơ sở máy móc, thị trường....).

Trả lời:

Các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định… là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta vì:

- Là những đô thị lớn, đông dân nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào.

- Lịch sử phát triển ngành dệt may lâu đời, tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp may mặc lớn nhất cả nước.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 46 SGK Địa lí 9: Dựa vào hình  12.3, hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn của cả nước. Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên.
Giải Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Kĩ năng đọc bản đồ

- Đọc kĩ bảng chú giải

- Quan sát đối chiếu trên bản đồ 

Trả lời:

- Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn của cả nước là: Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.

- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu:

+ Vùng Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Biên Hòa.

+ Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Việt Trì…

Câu hỏi và bài tập (trang 47 SGK Địa lí 9)

Bài 1 trang 47 SGK Địa Lí 9: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.

Trả lời:

- Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

- Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực, với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:

+  Công nghiệp khai thác.

+ Công nghiệp chế biến.

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước.

- Cả nước đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu, sự phát triển của các ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, điện).

Bài 2 trang 47 SGK Địa Lí 9: Dựa vào hình 12.3 và hình 6.2, hãy xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta.
Giải Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (ảnh 4)

Phương pháp giải:

- Kĩ năng đọc bản đồ: chú ý kí hiệu các trung tâm công nghiệp

Trả lời:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hạ Long, Thái Nguyên.

- Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Việt Trì…

- Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Vinh, Huế.

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Vùng Tây Nguyên: không có

- Vùng Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Biên Hòa.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Vĩnh Long, Tân An, Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Thơ.

Bài 3 trang 47 SGK Địa Lí 9: Điền vào lược đồ trống Việt Nam các mỏ than, dầu khí đang được khai thác, các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn.

Phương pháp giải:

Xem lại lược đồ hình 12.2 SGK/43

Trả lời: 

Giải Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (ảnh 5)

Lược đồ phân bố các mỏ than, dầu khí đang khai thác và các nhà máy thủy điện - nhiệt điện lớn

ở Việt Nam

Lý thuyết Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp 

I. Cơ cấu ngành công nghiệp

- Đa dạng với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

- Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.

- Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm

a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu

- Khai thác than:

+ Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.

+ Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.

+ Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.

- Khai thác dầu khí:

+ Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.

+ Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

+ Phân bố ở thềm lục địa phía Nam.

b) Công nghiệp điện

- Sản lượng điện tăng lên nhanh.

- Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW) , Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..

- Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).

c) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

- Các phân ngành chính:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

+ Chế biến thủy sản.

- Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

d) Công nghiệp dệt may

- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

III. Các trung tâm công nghiệp lớn

- Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

- TP.HCM và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

Giải Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (ảnh 6)

Giải Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (ảnh 7)

Đánh giá

0

0 đánh giá