Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam lớp 8.
Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
Trả lời câu hỏi giữa bài
Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Điều kiện nóng ẩm cho phép cây trồng phát triển quanh năm, có thể thâm canh và xen canh, kết hợp nông lâm theo hình thức VAC hay VACR (Vườn - ao - chuồng - rừng).
- Khó khăn: mùa mưa tập trung khá lớn, mưa bão gây thiệt hại mùa màng, sạt lở đất; độ ẩm lớn sâu bệnh dễ phát triển...
Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nóng ẩm sinh vật phát triển xanh tốt quanh năm, là vựa lúa trọng điểm lớn thứ 2 cả nước, nhiều hệ sinh thái phát triển (rừng ngập mặn với diện tích lớn nhất cả nước..)
- Ở vùng khí hậu phía Bắc nước ta tính nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất: do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nền nhiệt hạ thấp, thời tiết lạnh; vùng núi cao khí hậu phân hóa theo đai cao.
- Diện tích đất liền (S1) = 330000km2 (làm tròn).
- Diện tích biển Việt Nam (S2) = 1000000 km2
=> Tỉ lệ S2: S1= 3,03.
Như vậy 1km2 đất liền ứng với trên 3km2 mặt biển.
Tiếp giáp với vùng biển Đông rộng lớn, nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:
+ Vùng biển nước ta giàu hải sản (cá, tôm...), có 4 ngư trường trọng điểm thuận lợi cho đánh bắt hải sản.
+ Ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều và rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác khoáng sản biển: tài nguyên dầu khí có giá trị lớn ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích lớn; vùng biển nước ta còn là kho muối vô tận, có các mỏ cát thủy tinh, ti tan, vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá...).
- Du lịch biển: dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, các hòn đảo ven bờ, vịnh nước...là những điểm du lịch hấp dẫn.
- Giao thông vận tải biển: vùng biển nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế, dọc bờ biển có thể xây dựng nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió...
Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp:
- Lịch sử phát triển tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biến đổi, chia thành ba giai đoạn chính: giai đoạn Tiền Cambri tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ; giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ; giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn.
- Địa hình:
+ Rất đa dạng, nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa...) trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền) và chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa..
+ Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển (hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam); có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung.
+ Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và do sự khai phá của người: các quá trình ngoại lực bào mòn, phong hóa, xâm thực làm biến đổi hạ thấp, cắt xẻ địa hình, tạo nên nhiều dạng địa hình mới độc đáo (nấm đá, hàm ếch sóng vỗ, hang động cacxtơ,....) Con người phá núi, đào đất làm đường, kênh rạch, hồ thủy điện,...
+ Địa hình nước ta được chia thành các khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, diễn biến phức tạp.
+ Khí hậu phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian: gồm 2 miền khí hậu là miền khí hậu phía Bắc, phía Nam; ngoài ra còn hình thành nhiều vùng, kiểu khí hậu khác nhau.
+ Tính thất thường của khí hậu: năm rét sớm, năm rét muộn, mưa lớn hạn hán, bão lũ….
- Sông:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa.
+ Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
+ Có chế độ nước theo mùa và được chia thành ba vùng sông ngòi: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- Đất: có ba nhóm đất chính (nhóm đất feralit miền đồi núi thấp, nhóm đất mùn núi cao và nhóm đất phù sa), trong mỗi nhóm lại có nhiều loại đất khác nhau.
- Sinh vật: rất phong phú và đa dạng: sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái...
Thiên nhiên nước ta có bốn tính chất chung nổi bật, đó là:
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thiên nhiệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (tính chất bán đảo).
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng phức tạp.
Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, cán cân bức xạ nhiệt dương quanh năm.
+ Ẩm: khí hậu nước ta được tăng cường ẩm từ các khối khí qua biển, độ ẩm >80%, lượng mưa lớn từ 1500 -2000 mm.
+ Gió mùa: nước ta có hai mùa gió với hướng và tính chất trái ngược nhau: gió mùa mùa hạ thổi hướng tây nam nóng ẩm, gây mưa lớn; gió mùa mùa đông hướng đông bắc mang lại thời tiết lạnh.
- Đia hình:
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc => hình thành địa hình caxtơ, địa hình bị cắt thành các đồi thấp xen thung lũng sông.
+ Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng, mở mang các vùng đồng bằng hạ lưu sông: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
+ Chế độ nước sông theo mùa
- Đất: feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.
- Các hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ và đa dạng: hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thứ sinh,....
Thuận lợi và khó khăn của sự phân hóa đa dạng các cảnh quan tự nhiên:
* Thuận lợi:
- Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn, là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là điều kiện để nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đẩy mạnh thâm canh, xen canh, tăng vụ, tạo nên các băng chuyên địa lí...
-.Sinh vật phát triển sinh trưởng quanh năm năng suất cao, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp (cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả, lương thực, thủy hải sản, gia súc gia cầm....). Đa dạng hóa các thành phần loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng: nguồn lợi thủy sản, sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản giàu có..=> phát triên các ngành công nghiệp (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến thực phẩm...)
* Khó khăn: Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, sạt lở đất đai...). Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động vật quý hiếm...).
1. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm
- Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam.
- Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, ưa nhiều.
2. Việt Nam là một nước ven biển
Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. Duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi.
- Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên.
- Cảnh quan đồi núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao: từ nhiệt đới, cận nhiệt đến ôn đới núi cao => phát triển đa dạng các loại cây trồng và du lịch nghỉ dưỡng.
- Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…).
4. Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng, phức tạp
- Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên nước ta đã làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên.
- Thiên nhiên có sự phân hoá từ :
+ Đông sang Tây
+ Thấp đến cao
+ Bắc xuống Nam
=> Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội.
- Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất vừa có sự phân hóa nội bộ tạo thành các miền tự nhiên khác nhau.