Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên

668

Với giải Câu hỏi trang 130 Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 19: Thực hiện pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Câu hỏi trang 130 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật | Chân trời sáng tạo (ảnh 3) 

- Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên?

- Học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Căn cứ vào khái niệm thực hiện pháp luật, xác định đâu là hành vi hợp pháp của các chủ thể trong từng trường hợp.

- Liên hệ bản thân kết hợp với kiến thức đã học, trả lời học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra câu trả lời như vậy.

Trả lời:

Trường hợp 1: Hành vi của anh A là hành vi hợp pháp khi anh A đã tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển xe máy.

Trường hợp 2: Hành vi của ông D là hành vi hợp pháp khi ông D đến văn phòng Công chứng để lập di chúc.

Trường hợp 3: : Hành vi của cơ quan thuế là hành vi hợp pháp khi cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi chốn thuế.

Trường hợp 4: : Hành vi của anh A là hành vi hợp pháp khi anh A không vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.

- Học sinh cần phải thực hiện pháp luật vì mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ thực hiện pháp luật. Hơn nữa, sống tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp học sinh tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quí, kính trọng. Học sinh cần rèn luyện nếp sống có kỉ luật và tuân theo pháp luật để có thể hòa nhập với xã hội, khiến mọi người yêu quý và tôn trọng, làm xã hội tốt đẹp hơn.

Lý thuyết Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Thực hiện pháp luật

- Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.

- Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 129 KTPL 10: Theo em, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?...

Câu hỏi trang 129, 130 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi....

Câu hỏi trang 130, 131 KTPL 10: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi....

Luyện tập 1 trang 132 KTPL 10: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 132 KTPL 10: Em hãy cho biết các hành vi sau ứng với những hình thức thực hiện pháp luật nào....

Luyện tập 3 trang 132, 133 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu....

Luyện tập 4 trang 133 KTPL 10: Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:...

Vận dụng 1 trang 133 KTPL 10: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) để nhắc nhở bản thân nghiêm túc tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông....

Vận dụng 2 trang 133 KTPL 10: Em hãy đánh giá hành vi thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian vừa qua và đề ra ít nhất 03 điều cần phát huy, 03 điều cần thay đổi....

Đánh giá

0

0 đánh giá