Theo em, hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật không? Vì sao

631

Với giải Luyện tập 4 trang 121 Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Pháp luật và đời sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Luyện tập 4 trang 121 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống | Chân trời sáng tạo (ảnh 8) 

- Theo em, hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

- Hành vi của anh P và chị Q ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội?

Phương pháp giải:

- Căn cứ vào khái niệm pháp luật, trả lời hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật không. Giải thích vì sao lại đưa ra câu trả lời như vậy.

- Từ hành vi của anh P và chị Q, nêu ảnh hưởng của hành vi đó đến đời sống xã hội.

Trả lời:

- Theo em, hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật vì anh P chị Q đã lợi dụng vụ tai nạn để chiếm đoạt tài sản của tài xế A.

- Ảnh hưởng đến đời sống xã hội:

+ Hình thành thói quen, suy nghĩ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật của Nhà nước.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Câu thơ “Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” nói về nội dung nào của pháp luật?

A. Khái niệm của pháp luật.

B. Đặc điểm của pháp luật.

C. Vai trò của pháp luật.

D. Quyền hạn của pháp luật.

Đáp án đúng là: C

Hai câu thơ Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền khẳng định vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. Theo Người, “thần linh” ở đây không phải là một sức mạnh siêu nhân nào đó, mà là sức mạnh của pháp luật. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật.

Câu 2. Pháp luật có đặc điểm gì sau đây?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Pháp luật có các đặc điểm sau:

+ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

+ Tính bắt buộc chung: Nhà nước ban hành pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí nghiêm minh.

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những văn bản pháp luật. Hình thức pháp lí của các văn bản pháp luật do luật định.

Câu 3. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính phổ cập.

C. Tính rộng rãi.

D. Tính nhân văn.

Đáp án đúng là: A

Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với tất cả mọi người.

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 116 KTPL 10: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa 2 câu thơ dưới đây....

Câu hỏi trang 116, 117 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi....

Câu hỏi trang 117 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi....

Câu hỏi trang 118 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi....

Câu hỏi trang 118 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi....

Luyện tập 1 trang 119 KTPL 10: Em hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em về các phát biểu sau:...

Luyện tập 2 trang 120 KTPL 10: Em hãy xác định các đặc điểm của pháp luật trong các quy định sau đây....

Luyện tập 3 trang 120 KTPL 10: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi....

Vận dụng 1 trang 121 KTPL 10: Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế cuộc sống....

Vận dụng 2 trang 121 KTPL 10: Em hãy vẽ tranh tuyên truyền với nội dung “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”...

Đánh giá

0

0 đánh giá