Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Đặc điểm sinh vật Việt Nam lớp 8.
Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Trả lời câu hỏi giữa bài
Những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta:
- Môi trường sống thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, ánh sáng dồi dào, độ ẩm lớn (>80%), lượng mưa dồi dào (1500 - 2000mm).
+ Đất: đất feralit vụn bở, độ phì cao; đất phù sa màu mỡ,...
- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), nước ta còn là nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ, Mi-an-ma.
- Giá trị các vườn quốc gia:
+ Giá trị khoa học:
• Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.
• Cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.
• Là phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được.
+ Giá trị kinh tế — xã hội:
• Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).
• Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể...).
• Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Vi dụ: Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) là vườn quốc gia đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên đảo ở nước ta, có loài khỉ quần đùi trắng là sinh vật tiêu biểu nhất . Đây là điểm nghỉ dưỡng lí tương thu hút hàng ngàn khách du lịch.
Phân biệt rừng trồng và rừng tự nhiên:
- Rừng trồng: cây cối thuần chủng, không có nhiều tầng, động vật rất ít.
- Rừng tự nhiên: cây cối đa dạng, nhiều tầng, có nhiều loài động vật (chim thú).
Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Biểu hiện ở:
+ Thành phần loài.
+ Gen di truyền.
+ Kiểu hệ sinh thái.
+ Công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
Các hệ sinh thái ở nước ta:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi với nhiều biến thể:
+ Rừng kín thường xanh ở Cúc Phương (Ba Bể).
+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.
+ Rừng tre nứa ở Việt Bắc.
+ Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).
- Hệ sinh thái rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi phân bố ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
- Hệ sinh thái nông - lâm nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi: đồng ruộng, vườn làng, ao hồ, sông.
1. Đặc điểm chung
Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
- Đa dạng về thành phần loài và gen.
- Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
- Đa dạng về công dụng và sản phẩm.
2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
– Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%.
+ Thực vật: 14.600 loài.
+ Động vật: 11.200 loài.
– Số loài quý hiếm.
+ Thực vật: 350 loài.
+ Động vật: 365 loài.
3. Sự đa dạng về hệ sinh thái
Các hệ sinh thái tiêu biểu:
- Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn; phân bố ở vùng đất bãi triều cửa sông ven biển nước ta.
- Vùng đồi núi là nơi phát sinh các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
- Hệ sinh thái nông - lâm nghiệp như đồng ruộng, vườn làng, ao hồ thủy sản hoặc rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.