Từ kết quả thu được trong hoạt động ở mục 1, hãy tính độ cứng của lò xo đã

1.5 K

Với giải Hoạt động 1 trang 130 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 33: Biến dạng của vật rắn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 33: Biến dạng của vật rắn

Hoạt động 1 trang 130 Vật Lí 10: Từ kết quả thu được trong hoạt động ở mục 1, hãy tính độ cứng của lò xo đã dùng làm thí nghiệm. Tại sao khối lượng lò xo cần rất nhỏ so với khối lượng của các vật nặng treo vào nó?

Phương pháp giải:

Học sinh thực thí nghiệm

Độ cứng của lò xo: K=FΔl

Trong đồ thị, tỉ số FΔl chính là hệ số góc, góc hợp bởi giữa trục hoành và đồ thị càng lớn thì hệ số góc càng lớn và ngược lại

Trả lời:

Độ cứng của lò xo: K=FdhΔl=m.gΔl

Trong đó:

+ K: độ cứng của lò xo (N/m)

+ m: khối lượng của vật (kg)

+ g: gia tốc trọng trường (m/s2 )

+ Δl: độ giãn của lò xo (m)

Từ biểu thức tính độ cứng của lò xo, ta thấy rằng nếu khối lượng của lò xo đủ lớn thì khi cân bằng lực đàn hồi không bằng trọng lượng của vật nữa, mà phải tính thêm cả trọng lượng của lò xo, dẫn đến biểu thức tính độ cứng của lò xo sai lệch.

Xem thêm các bài giải Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá