Giải Lịch Sử 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

1.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX lớp 8.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 52 SGK Lịch sử 8: Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

Trả lời:

Nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước, vì:

- Kĩ thuật luyện kim phát triển, động cơ hơi nước được ứng dụng trong sản xuất,…

- Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt.

- Máy hơi nước đóng vai trò lớn trong máy móc như máy bơm, đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy dệt…

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 52 SGK Lịch sử 8: Nêu những tiến bộ về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự.

Trả lời:

* Công nghiệp:

- Kĩ thuật sản xuất thép tăng. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.

- Các nguồn nguyên liệu mới như: than đá, dầu mỏ,… được sử dụng trong công nghiệp. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu.

- Máy hơi nước được ứng dụng rộng rãi.

* Giao thông vận tải:

- Tiến bộ nhanh chóng với phát minh máy hơi nước.

- Chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên.

- Chế tạo được loại xe lửa chạy trên đường sắt kéo theo nhiều toa với tốc độ nhanh.

- Sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.

* Nông nghiệp:

- Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác.

- Sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp.

- Sử dụng rộng rãi các loại máy móc trong sản xuất: máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập,…

* Quân sự:

- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa; chiến hạm võ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn; ngư lôi được sử dụng; khí cầu,…

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 53 SGK Lịch sử 8: Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Trả lời:

Những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII - XIX:

- Toán học:

+ Niu-tơn, Lép-ních: phép tính vi phân, tích phân.

+ Lô-ba-sép-xki: hình học phi Ơ-cờ-lít.

- Hóa học: Men-đê-lê-ép: bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Vật lí:

+ Lô-mô-nô-xốp: Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.

+ Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

- Sinh học:

+ Năm 1837, Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá ra thuyết tế bào.

+ Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 54 SGK Lịch sử 8: Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Trả lời:

- Đã phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, các giáo lí thần học.

- Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 55 SGK Lịch sử 8: Nêu tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Trả lời:

* Trong lĩnh vực tư tưởng, văn học:

- Ở Pháp: các nhà tư tưởng như Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, nhà thơ Ban-dắc với “Tấn trò đời”, “Vỡ mộng”, “Trời không có mắt”,…

- Ở Đức: Gớt với “Gặp gỡ và chia li”, “Khúc hát tháng năm”,…

- Ở Anh: nhà thơ Bai-rơn, Thác-cơ-rê, Đích-ken,…

- Ở Nga: Lép Tôn-xtôi với “Chiến tranh và hòa bình”, “Phục sinh”,…

* Trong lĩnh vực âm nhạc:

- Nhiều tên tuổi thiên tài như: Mô-da (Áo) với những bản concerto dành cho piano, Bét-tô-ven (Đức) với hàng loạt các bản giao hưởng nổi tiếng thế giới, Sô-panh (Ba Lan), Trai-cốp-xki (Nga) với “Hồ thiên nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”…

* Trong hội họa:

- Ở Pháp: Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc-bê,…

- Ở Tây Ban Nha: Gôi-a

Câu hỏi và bài tập (trang 55 sgk Lịch Sử 8)

Bài 1 trang 55 SGK Lịch sử 8: Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Trả lời:

* Bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bài 2 trang 55 sgk Lịch sử 8: Vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân.

Trả lời:

Các tác phẩm đã vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, lên án những tệ nạn xã hội đương thời, phản ánh khát khao về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của những người dân lao động.

Bài 3 trang 55 SGK Lịch sử 8: Bằng những kiến thức đã học, hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Trả lời:

* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)

- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”

- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.

- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.

- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1829 - 1841

+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …

+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).

- Giai đoạn 1841 - 1850

+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”.

Lý thuyết Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật

- Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ, … tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công è lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước phát triển nhanh chóng.

- Máy hơi nước được phát minh è phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời.

- Năm 1807, kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đã đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt được đại dương.

- Năm 1814, thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt chở được nhiều hành khách và hàng hóa trên các toa, đạt tốc độ 6 km/ giờ, mở đầu cho sự ra đời của ngành đường sắt.

- Máy điện tín được phát minh ở Mĩ, tiêu biểu là Moóc-xơ (Mĩ) thế kỉ XIX.

- Trong nông nghiệp, những tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác cũng góp phần nâng cao năng suất lao động.

- Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu, …. phục vụ cho chiến tranh.

II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội

1. Khoa học tự nhiên

2. Khoa học xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá