Theo em, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những quyền chính trị, dân sự gì của công dân

1.5 K

Với giải Câu hỏi trang 99, 100 Kinh thế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Câu hỏi trang 99, 100 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:  

Pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp | Kết nối tri thức (ảnh 3)

1. Theo em, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những quyền chính trị, dân sự gì của công dân?

2. Việc quy định các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

- Em đọc trường hợp 2 và 3 để nêu những quyền chính trị, dân sự được đề cập đến.

- Nêu lên được ý nghĩa của việc quy định các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiến pháp năm 2013.

Trả lời:

1. Các quyền chính trị, dân sự của công dân trong trường hợp 2 và 3 là:

- Trường hợp 2: Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý kiến, đủ 18 tuổi đi bỏ phiếu bầu cử.

- Trường hợp 3: Quyền được quan tâm chăm sóc.

2.  Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền chính trị, dân sự như: quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23): quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25); quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi trở lên (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); quyền biểu quyết khi Nhà nước tỏ chức trưng câu ý dân khi đủ 18 tuổi trở lên (Điều 29)...

Lý thuyết Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

a) Các quyền về chính trị, dân sự

- Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như:

+ Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); q

+ Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23);

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25);

+ Quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội. Hội đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi trở lên (Điều 27)

+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28)

+ Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân khi đủ 18 tuổi trở lên (Điều 29)..

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Quyền bầu cử

b) Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội

- Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội như:

+ Quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 26);

+ Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34);

+ Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35);

+ Quyền học tập (Điều 39);

+ Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42).

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến phápendif]>

Các dân tộc bình đẳng trong học tập

c) Nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như:

+ Nghĩa vụ học tập (Điều 39);

+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43),

+ Nghĩa vụ trung thành với Tồ quốc (Điều 44);

+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45);

+ Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);

+ Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47).

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 98 KTPL 10: Em cùng các bạn tham gia trò chơi “Tiếp sức”: Kể về các quyền và nghĩa vụ của học sinh...

Câu hỏi trang 98, 99 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 100, 101 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 101 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi...

Luyện tập 1 trang 102 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 102 KTPL 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau đây?...

Luyện tập 3 trang 102 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau...

Vận dụng 1 trang 102 KTPL 10: Em hãy liệt kê những hành vi học sinh nên làm và không nên làm để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013...

Vận dụng 2 trang 102 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn tìm hiểu việc thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại địa phương em. Viết báo cáo kết quả và chia sẻ lại với cả lớp...

Đánh giá

0

0 đánh giá