Với giải Luyện tập 2 trang 16 Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Luyện tập 2 trang 16 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Em có đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N không? Vì sao?
- Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình?
- Hộ kinh doanh A đã thể hiện trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào?
- Theo em, hoạt động của Hộ kinh doanh A phù hợp hay chưa? Vì sao?
Là người tiêu dùng, em đánh giá như thế nào với cách xử lí của Công ti B? Vì sao?
Em có nhận xét gì về vai trò của Nhà nước trong trường hợp trên?
Phương pháp giải:
- Đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N và giải thích lí do em lại đưa ra quan điểm đó.
- Liên hệ bản thân và rút ra được những việc làm thể hiện trách nhiệm của mình với tư cách là người tiêu dùng.
- Đọc kĩ trách nhiệm của hộ kinh doanh A trong nền kinh tế và xác định chủ thể kinh tế của hộ kinh doanh A.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá về cách xử lí của Công ti B và giải thích lí do tại sao lại có những đánh giá như vậy.
- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện các giải pháp kiểm soát bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu và điều hành giá các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá.
Trả lời:
*Trường hợp 1:
- Em không đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N vì thói quen lựa chọn những sản phẩm có giá thành rẻ, số lượng nhiều, không chú ý đến chất lượng đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cô N nếu vô tình sử dụng phải những mặt hàng kém chất lượng, hơn nữa việc tiêu dùng những sản phẩm kém chất lượng như vậy sẽ vô cớ tạo động lực cho nhà sản xuất sản xuất ra những mặt hàng kém chất lượng ra thị trường.
- Trách nhiệm:
+ Lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
+ Lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa có chất lượng.
+ Phê phán những mặt hàng gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
*Trường hợp 2:
- Hộ kinh doanh A đã có trách nhiệm đưa ra thị trường những sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút, đũa,…làm từ tre. Hơn nữa, hộ kinh doanh A còn thu mua nguyên liệu từ người nông dân, tạo việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Theo em, hoạt động của hộ kinh doanh A đã phù hợp vì đã có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội. Ngoài ra, việc sản xuất những mặt hàng thân thiện với môi trường đó còn đem lại thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
*Trường hợp 3:
Là người tiêu dùng, em đồng tình với cách xử lí của công ti B vì nếu không thu hồi số sản phẩm đó, số sản phẩm đó sẽ được tung ra thị trường và bán cho người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hơn nữa, trách nhiệm của người sản xuất là phải cung cấp những hàng hóa không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội. Vì vậy, công ti B đã thực hiện rất đúng trách nhiệm của mình.
*Trường hợp 4:
Vai trò của Nhà nước trong trường hợp trên: Điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể trong trường hợp này Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu và điều hành giá các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá nhằm bình ổn mặt bằng giá bảo đảm cung cấp nhàng hóa thiết yếu cho người dân
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nước ta có bao nhiêu chủ thể chính tham gia trong nền kinh tế?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Đáp án đúng là: B
Nền kinh tế bao gồm bốn chủ thể chính là người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian và Nhà nước. Mỗi chủ thể có đặc điểm và vai trò khác nhau góp phần làm ổn định và phát triển đất nước.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây nói về chủ thể sản xuất?
A. Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
B. Sử dụng nguồn vốn, sức lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội.
C. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Chủ thể sản xuất: là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên,... tạo ra hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Câu 3. Chủ thể sản xuất cần có trách nhiệm gì sau đây?
A. Phải tuân thủ pháp luật.
B. Không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
C. Cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần phải tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội, không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 12 KTPL 10: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và thực hiện yêu cầu....
Câu hỏi trang 13 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.....
Câu hỏi trang 13 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi....
Câu hỏi trang 14 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.....
Câu hỏi trang 14 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.....
Câu hỏi trang 14, 15 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu....
Luyện tập 1 trang 16 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?....
Luyện tập 3 trang 17 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.....