SBT Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh | Giải SBT Lịch sử lớp 12

1.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 Bài    chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

SBT Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh

Bài 1 trang 46 SBT sử 12:

1. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là

A. sự ra đời "Học thuyết Truman".

B. sự ra đời "Kế hoạch Mácsan".

C. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu Xô- Mĩ là

A. Mĩ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.

B. hai nước đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược

C. Liên Xô làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Mĩ

D. hai nước đều muốn độc quyền lãnh đạo thế giới.

3. Tổ chức Hiệp ước Vácsava là

A. tổ chức hợp tác kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu.

B. tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

C. tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.

D. tổ chức liên minh về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

4. Chiến tranh Triều Tiên diễn ra trong những năm

A. 1949 - 1953.  

B. 1950 - 1953.

C. 1951 - 1954.          

D. 1950 - 1954.

5. Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam được đưa ra tại 

A. Hội nghị lanta.

B. Hội nghị Pốtxđam.

C. Hội nghị Mátxcơva.

D. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.

6. Cuộc chiến tranh nào không phải là "sản phẩm" của Chiến tranh lạnh

A. Chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953).

B. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).

C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).

D. Chiến tranh vùng Vịnh (1991).

7. Cuộc chiến tranh nào là "sản phẩm" của chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên của hai phe - TBCN và XHCN

A. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc (1946 - 1949)

B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).

8. Cuộc chiến tranh nào đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe - TBCN và XHCN

A. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc (1946 -1949)

B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).

D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)

9. Ý không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là

A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.

B. mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa hai cường quốc Xô - Mĩ.

C. các nước phải chi phí một khối lượng khổng lổ về tiến của và sức người để chạy đua vũ trang.

D. chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe doạ an ninh của các quốc gia.

10. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là

A. Do sự phát triển của khoa học - kĩ thuật

B. Hai nước phải chi phí tốn kém, bị suy giảm về nhiều mặt do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài 

C. Do sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc ở trên thế giới

D. Do Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ

11. Xu thế hòa bình hợp tác bắt đầu từ khoảng thời gian nào

A. nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX            

B. nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX              

C. nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX            

D. thập kỉ 90 của thế kỉ XX 

Trả lời:

Câu 1

Lời giải: Sự kiện khởi đầu, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12-2-1947. Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

Chọn  A

Câu 2

Lời giải: Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô - Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Trước hết, đó là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.

Chọn B

Câu 3

Lời giải: Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức hiệp ước Vácsana, một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Chọn  D

Câu 4

Lời giải: Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

Chọn  B

Câu 5

Lời giải: Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam được đưa ra tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.

Chọn D

Câu 6

Lời giải: Cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1991) không phải là "sản phẩm" của chiến tranh lạnh.

Chọn D

Câu 7

Lời giải: Sau hơn 3 năm chiến tranh diễn ra khốc liệt, ngày 27-7-1953, Hiệp định đình chiến được kí kết. Theo đó, vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.

Chọn B

Câu 8

Lời giải: Chiến tranh Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. Nhưng cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ đều bị phá sản.

Chọn D

Câu 9

Lời giải: Ý không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe doạ an ninh của các quốc gia.

Chọn D

Câu 10

Lời giải: Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.

Chọn  B

Câu 11

Lời giải: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông-Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mĩ.

Chọn  A

Bài 2 trang 48 SBT sử 12:
 

Thời gian

Nội dung sự kiện lịch sử

1. Ngày 9-11 -1972

a) Định ước Henxinki đuợc kí kết.

2. Tháng 8- 1975

b) Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

3. Năm 1985

c) Hội đồng tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.

4. Năm 1989

d) Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.

5. Ngày 28-6- 1991

e) Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

6. Ngày 1-7-1991

 

Trả lời:

1- e

2- a

3-

4- b

5- c

6- d

Bài 3 trang 46 SBT sử 12:

Mục tiêu của Mĩ trong việc tiến hành Chiến tranh lạnh là gì? Vì sao Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh? 

Trả lời:

Mục tiêu của Mĩ trong việc tiến hành Chiến tranh lạnh là:

+ Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.

+ Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Đông Âu sang Đông Á.

+ Sau CTTG II, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh vì:

- Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.

- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu. Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và sự giao lưu quốc tế về kinh tế, thương mại, văn hoá ngày càng phát triển rộng rãi. Cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.

=> Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

Bài 4 trang 49 SBT sử 12:

Chiến tranh lạnh đã dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề:

+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

+ Các cường quốc đó chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, trong khi nhân loại vẫn phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai...

+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

Bài 5 trang 49 SBT sử 12:

Liên hệ và cho biết Chiến tranh lạnh đã tác động tới Việt Nam thông qua các sự kiện nào và kết cục các sự kiện đó?

Trả lời:

Chiến tranh lạnh đã tác động tới Việt Nam thông qua các sự kiện:

* Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp: 

+ Từ năm 1946, diễn ra cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp trong đó có Việt Nam.  Cuộc chiến bùng nổ từ Sài Gòn (9/1945) rồi lan rộng trên toàn Đông Dương. Nhân dân ba nước Đông Dương đã tiến hành kháng chiến chống Pháp. 

+ Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949), cuộc kháng chiến của Việt Nam có điều kiện liên lạc và nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN. 

- Kết cục: 

+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (21/7/1954), buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới.

* Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ: 

+ Sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ nhanh chóng hất cẳng Pháp lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ.

- Kết cục:

+ Âm mưu của Mĩ đã vấp phải cuộc đấu tranh kiên cường, anh dũng của nhân dân Việt Nam. Mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Việt Nam đều bị phá sản. Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.

Bài 6 trang 49 SBT sử 12:

Từ năm 1991, xu thế phát triển của thế giới diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp:

+ Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Một trật tự thế giới đang dần hình thành theo xu hướng đa cực.

+ Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế

+ Mỹ đang ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng không thực hiện được.

+ Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).

- Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11-09-2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. Gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

- Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

Đánh giá

0

0 đánh giá