Đọc thông tin mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức

1.3 K

Với giải Câu hỏi 5 trang 122 Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Câu hỏi 5 trang 122 Sinh học 10: Đọc thông tin mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.

Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 5)Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 6)Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 8)

Hướng dẫn giải:

- Vi sinh vật nhân sơ chỉ có hình thức sinh sản vô tính, bản chất là quá trình phân bào trực phân bằng cách phân đôi hoặc bằng bào tử trần.

- Vi sinh vật nhân thực có cả hai hình thức sinh sản vô tính (phân đôi, nảy chồi, bào tử) và hữu tính (bào tử).

Trả lời:

- Hình thức nhân đôi:

+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

+ Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài ra, tách thành hai phần bằng nhau và tạo thành hai cơ thể con.

- Hình thức bào tử vô tính:

+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

+ Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm tạo thành cơ thể mới.

+ Ở sinh vật nhân sơ: ADN nhân đôi nhiều lần, sợi sinh khí kéo dài và cuộn lại hình thành dãy các bào tử, mỗi bào tử chứa 1 ADN.

+ Ở sinh vật nhân thực: Tế bào nguyên phân nhiều lần tạo các bào tử độc lập.

- Hình thức nảy chồi:

+ Có ở sinh vật nhân thực.

+ Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.

- Hình thức bào tứ hữu tính:

+ Có ở sinh vật nhân thực.

+ Có sự giảm phân để tạo các giao tử khác giới và kết hợp của hai loại giao tử để tạo cơ thể mới.

Lý thuyết Một số hình thức sinh sản ở vi sinh vật

1. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ

- Phân đôi: DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài và tách ra thành 2 phần bằng nhau chính là 2 cơ thể con.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25 (Chân trời sáng tạo): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 3)

- Bào tử trần: DNA nhân đôi nhiều lần, sợi khí sinh kéo dài, cuộn lại thành bào tử, mỗi bào tử có 1 DNA. Bào tử chín rơi xuống đất, gặp điều kiện thuân lợi thành cây con (xạ khuẩn).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25 (Chân trời sáng tạo): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 4)

2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực

Vi sinh vật nhân thực sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

- Sinh sản vô tính: 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25 (Chân trời sáng tạo): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 5)

- Sinh sản hữu tính: tiếp hợp giữa 2 tế bào mẹ (trùng giày) hoặc tiếp hợp giữa các bào tử đơn bội (trùng men bia); tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương (nấm sợi).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25 (Chân trời sáng tạo): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 6)

Ở một số vi sinh vật tồn tại cả 2 hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tĩnh.

Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 119 Sinh học 10: Hãy đọc những thông tin in trên phần nắp để tìm hiểu cách bảo quản và thành phần vi khuẩn có trong...

Câu hỏi 1 trang 119 Sinh học 10: Dựa vào Hình 25.2, hãy nhận xét số lượng tế bào vi khuẩn E. coli sau mỗi lần phân chia. Từ đó, hãy cho biết khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật...

Câu hỏi 2 trang 119 Sinh học 10: Vi sao nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể?...

Luyện tập trang 119 Sinh học 10: Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của các sinh vật đa bào...

Câu hỏi 3 trang 120 Sinh học 10: Đọc thông tin trên và quan sát Hình 25.3, hãy trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục...

Câu hỏi 4 trang 120 Sinh học 10: Hãy vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục...

Luyện tập trang 120 Sinh học 10: Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục và không liên tục...

Câu hỏi 6 trang 122 Sinh học 10: Quan sát Hình 25.5c , hãy cho biết trong vòng đời của nấm sợi tồn tại những hình thức sinh sản nào?...

Câu hỏi 7 trang 122 Sinh học 10: Hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật...

Luyện tập trang 122 Sinh học 10:  - Hãy kể tên các chất sát khuẩn thường được dùng trong gia đình và trường học. Xà phòng có phải là chất sát khuẩn không?...

Câu hỏi 8 trang 123 Sinh học 10: Hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh...

Luyện tập trang 123 Sinh học 10: Ý kiến của em như thế nào về tình trạng người dân tự ý đi mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc?...

Vận dụng trang 123 Sinh học 10: Hãy để xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý...

Bài 1 trang 123 Sinh học 10: Nêu một số ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục và liên tục trong đời sống hằng ngày....

Bài 2 trang 123 Sinh học 10: Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương...

Bài 3 trang 123 Sinh học 10: Bạn A bị nhiễm trùng vết thương ở tay, mẹ bạn đã lấy thuốc kháng sinh đang còn của anh trai cho A uống...

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bài 26: Công nghệ vi sinh vật

Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Bài 28: Thực hành: Lên men

Đánh giá

0

0 đánh giá