Trình bày vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên thông qua

13.2 K

Với giải Bài 2 trang 118 Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Bài 2 trang 118 Sinh học 10: Trình bày vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên thông qua các hoạt động tổng hợp và phân giải các chất (carbohydrate, protein, lipid).

Hướng dẫn giải:

Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người: vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất tự nhiên và con người đã ứng dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực trong đời sống và sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và bảo quản thực phẩm, sản xuất dược phẩm,.. như sản xuất protein, polymer sinh học hoặc dầu diesel sinh học, làm nước tương, nước mắm, lên men rượu, lên men lactic, xử lý rác thải.

Trả lời:

Vai trò của vi sinh vật:

- Đối với đời sống con người

+ Trong trồng trọt: Vi sinh vật giúp cải thiện chất lượng đất, tăng khả năng kết dính các hạt đất, chuyển hoá chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ, tiết ra chất có lợi cho cây trồng, tiêu diệt sâu hại.

+ Trong chăn nuôi: Vi sinh vật góp phần cải thiện hệ tiêu hoá vật nuôi, giúp tăng sức đề kháng, sinh trưởng, phát triển nhanh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

+ Trong bảo quản và chế biến thực phẩm: Một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme protease phân giải protein thành các amino acid, trên cơ sở đó, con người đã vận dụng để làm nước mắm từ cá, làm nước tương từ đậu tương...

+ Trong sản xuất dược phẩm: Con người sử dụng một số chủng xạ khuẩn và nấm mốc để sản xuất chất kháng sinh giúp tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ sức khoẻ; sử dụng vi sinh vật đã làm suy yếu để sản xuất vaccine phòng bệnh; sử dụng các vi khuẩn có lợi để sản xuất men tiêu hoá và một số đồ uống nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hoá của con người.

- Đối với tự nhiên:

+ Chuyển hoá vật chất trong tự nhiên: Vi sinh vật là một mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn của hệ sinh thái, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Trong chuỗi thức ăn, vi sinh vật dị dưỡng là mắt xích cuối cùng, có chức năng chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ (CO2, nước và các chất khoáng). Những chất vô cơ này lại tiếp tục đi vào vòng tuần hoàn vật chất qua quá trình dinh dưỡng của sinh vật sản xuất (thực vật,..).

Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 114 Sinh học 10: Một con bò nặng 500 kg chỉ sản xuất thêm mỗi ngày 0,5 kg protein; 500 kg cây đậu nành mỗi ngày tổng hợp được 40 kg...

Câu hỏi 1 trang 114 Sinh học 10: Hãy cho biết đặc điểm chung của quá trình tổng hợp các chất hữu cơ....

Câu hỏi 2 trang 114 Sinh học 10: Tìm thông tin liên quan tới gôm sinh học và cho biết vai trò của gôm sinh học trong đời sống con người....

Câu hỏi 3 trang 114 Sinh học 10: Tìm thông tin liên quan về một số loại chế phẩm sinh học từ vi sinh vật....

Luyện tập trang 115 Sinh học 10: Trình bày tóm tắt bằng sơ đồ hệ thống các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đa phân tử của vi sinh vật....

Câu hỏi 4 trang 116 Sinh học 10: Các chất hữu cơ đa phân tử được phân giải như thế nào? Ứng dụng của các quá trình này trong đời sống là gì?...

Câu hỏi 5 trang 116 Sinh học 10: Cho biết đặc điểm chung của các quá trình phân giải chất hữu cơ....

Luyện tập trang 116 Sinh học 10: Lập bảng trình bày điểm chung và riêng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật....

Bài 1 trang 118 Sinh học 10: Nêu một số ví dụ thực tiễn về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật....

Bài 3 trang 118 Sinh học 10: Cho ví dụ cụ thể để phân biệt lên men lactic đồng hình và dị hình ở vi sinh vật....

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bài 26: Công nghệ vi sinh vật

Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Đánh giá

0

0 đánh giá