Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Đề bài: Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.
Dàn ý Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Tên trường, quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm.
- Nội quy lớp học gồm các nội dung như:
1) Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.
2) Đi học đúng giờ (có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt đầu), nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận.
3) Đến lớp học: phải học bài và làm bài tập đầy đủ; phải có đủ đồ dùng học tập; đầu tóc, quần áo gọn gàng nghiêm túc, mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường; giữ gìn vệ sinh chung của lớp của trường; không xả rác, vứt rác bừa bãi; có ý thức giữ gìn bảo vệ của công.
4) Học sinh có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học. Trường hợp lớp chưa có giáo viên thì phải giữ trật tự, lớp trưởng hoặc bí thư lên báo cáo với ban giám hiệu.
5) Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi được giáo viên cho phép.
6) Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.
7) Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong nội quy học sinh. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định xử lý học sinh vi phạm của trường.
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Mẫu 1
Phòng GD & ĐT …. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường …… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NỘI QUY LỚP HỌC
Điều 1: Tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.
Điều 2: Thi đua học tốt: Đi học đúng giờ (có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt đầu), Nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận; Học bài, làm bài tập trước khi đến lớp.
Điều 3: Đến lớp học: phải học bài và làm bài tập đầy đủ; phải có đủ đồ dùng học tập; đầu tóc, quần áo gọn gàng nghiêm túc, mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường; giữ gìn vệ sinh chung của lớp của trường; không xả rác, vứt rác bừa bãi; có ý thức giữ gìn bảo vệ của công.
Điều 4: Học sinh có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học. Trường hợp lớp chưa có giáo viên thì phải giữ trật tự, lớp trưởng hoặc bí thư lên báo cáo với ban giám hiệu.
Điều 5: Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi được giáo viên cho phép.
Điều 6: Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.
Điều 7: Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong nội quy học sinh. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định xử lý học sinh vi phạm của trường.
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Mẫu 2
NỘI QUY CÂU LẠC BỘ GUITAR
1. CLB hoạt động từ 3h30 đến 5h30 hai ngày thứ bảy, chủ nhật.
2. Đến sinh hoạt đúng giờ
3. Chuẩn bị kỹ càng dụng cụ và bàn tay trước giờ sinh hoạt CLB
4. Hòa đồng, thân thiện, có ý thức hỗ trợ mọi người
5. Hăng hái tham gia trong mọi hoạt độg của CLB
6. Có ý thức đóng góp, xây dựng để CLB hoạt động ngày càng hiệu quả
7. Nghiêm cấm sử dụng rượu,bia, chất kích thích trong CLB
Nếu ai có thắc mắc hoặc vấn đề gì cần giải đáp, xin liên hệ tới SĐT: 09**89****
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Mẫu 3
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A
NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT A
Thư viện trường THPT A yêu cầu các cán bộ, nhân viên, học sinh trong trường khi đến thư viện cần thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định sau:
I. Nội quy chung
1. Yêu cầu bắt buộc
- Xuất trình Thẻ Cán bộ/Học sinh và check in qua đầu đọc mã vạch tại cửa ra vào.
- Tuân thủ các nội quy, quy định của Thư viện về tra tìm tài liệu, đọc, mượn, truy cập tài liệu, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Phải giữ gìn tài liệu, trang thiết bị, tài sản, thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá trong ăn mặc, giao tiếp tại Thư viện.
- Không được dùng Thẻ của người khác và không cho người khác sử dụng Thẻ của mình.
- Không được làm hư hại, xáo trộn tài liệu, tài sản; không tự ý thay đổi các chương trình liên quan đến phần mềm trên máy tính.
- Không tự ý sao chụp tài liệu dưới mọi hình thức.
- Không được truy cập thông tin có nội dung không lành mạnh, sử dụng, khai thác, chuyển tải các nguồn tin bất hợp pháp, gây hại cho lợi ích Quốc gia.
- Trước khi chuyển công tác (đối với cán bộ, nhân viên) hoặc trước khi ra trường (đối với HS), cần phải trả các tài liệu, sau đó được cấp Giấy xác nhận “Đã trả hết sách Thư viện”.
- Học sinh phải học chương trình “Hướng dẫn sử dụng thư viện” mới được sử dụng tài liệu tại các phòng của Thư viện.
2. Trường hợp bị mất Thẻ
- Đối với học sinh cần phải làm đơn xin cấp lại Thẻ, có xác nhận của GVCN, sau đó xin xác nhận tại Thư viện để được cấp lại thẻ.
- Đối với cán bộ, nhân viên cần làm đơn xin cấp lại Thẻ, có xác nhận của Hiệu trưởng, sau đó xin xác nhận tại Thư viện để được cấp lại thẻ.
3. Các hình thức xử lý vi pham nội qui
3.1. Trường hợp vi phạm nội qui thông thường
- Tự ý mang sách của phòng Đọc về nhà: Thu Thẻ, tước quyền sử dụng Thư viện trong thời gian 06 tháng.
- Quá hạn: sách giáo khoa 500đ/ ngày; sách tham khảo 1.000đ/ngày; sách khác 1.500đ/ngày.
- Rách sách: thu kinh phí đóng sách.
- Cắt xén tài liệu: tước quyền sử dụng Thư viện thời hạn 01 năm, nộp phạt gấp 3-10 lần tùy mức độ nghiêm trọng.
- Viết, vẽ bẩn vào sách: Thu Thẻ
- Mất nhãn mã số mã vạch: 5.000 đ/nhãn.
- Làm mất sách: mua mới (nếu có)+10.000đ (xử lý nghiệp vụ)
- Phô tô (nếu không có) + 20.000đ (xử lý nghiệp vụ+bản gốc)
- Các trường hợp khác gặp Quản lý thư viện
3.2. Trường hợp vi phạm nội qui nghiêm trọng
- Giả mạo chữ ký, sử dụng thẻ của người khác (cho người khác mượn thẻ), lấy sách của Thư viện: thu Thẻ từ 06 tháng trở lên. Tùy theo mức độ nghiêm trọng Trung tâm sẽ thông báo trường hợp đó cho Lớp và Trường xem xét xử lý.
II. Thời gian phục vụ:
- Thư viện phục vụ các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7).
- Thời gian cụ thể:
+ Sáng: Từ 7h đến 11h 30
+ Chiều: Từ 13h đến 17h
Thư viện trường THPT A
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Mẫu 4
NỘI QUY CÂU LẠC BỘ MÁU
1. Đồng phục (áo và thẻ):
1.1 Áo CLB
- Tất cả các Tình Nguyện Viên chính thức khi tham gia vào CLB đã có áo đỏ đều phải mặc áo CLB theo đúng quy định.
- Các Tình Nguyện viên mới vào (chưa chính thức) mặt áo sơ mi trắng Quần tối màu đi giầy hoặc dép quai hậu.
1.2 Thẻ
- Tất cả các Tình Nguyện Viên chính thức đều phải nộp 2 ảnh 3×4 để làm thẻ và làm hồ sơ (ảnh chụp áo Đỏ có cổ, nghiêm chỉnh, gọn gàng).
Hình thức:
- Áo có logo của CLB
- Đeo thẻ của CLB có dán ảnh cá nhân và có các thông tin cơ bản, có dấu của BCH Hội sinh viên trường A.
Đối tượng áp dụng:
- Tất cả thành viên của CLB.
- Các cộng tác viên chính thức khi có sự cho phép của BCN.
Yêu cầu:
- Khi mặc đồng phục phải sơ vin, ăn mặc gọn gàng, chân đi giầy hoặc đi dép quai hậu.
- Mặc đồng phục, đeo thẻ CLB khi tham gia các hoạt động, sự kiện theo yêu cầu của BCN
- Đeo thẻ phải có dây đeo và có bao gọn gàng, giữ gìn thẻ không bị rách, nhòe chữ.
- Không được sử dụng đồng phục sai mục đích, thay đổi hình thức của đồng phục như logo, kiểu áo,…
- Không có hành vi uống rượu, bia, hút thuốc, trộm cắp, đánh nhau, chửi bậy, vi phạm ATGT… khi mặc đồng phục khi làm nhiệm vụ hay ở những nơi công cộng
- Không cho người khác sử dụng thẻ của mình hay sử dụng vào mục đích khác.
2. Sinh hoạt
Hình thức:
- Mỗi tuần CLB có 2 buổi sinh hoạt.
- Mỗi tháng CLB tổ chức họp toàn CLB (vào lúc Tối ngày mùng 2 hàng tháng).
- Tất cả các TNV phải có mặt đúng giờ tại các buổi sinh hoạt. Nếu vắng mặt hay tới muộn phải xin phép với người phụ trách trước).
- Tích cực đóng góp ý kiến cá nhân.
- Các TNV khi tham gia phải chấp hành nội quy của CLB
- Các buổi sinh hoạt phải được thông báo và có sự ghi chép vào sổ tay hay nhật ký hoạt động.
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Mẫu 5
NỘI QUY, QUY ĐỊNH TRONG CÔNG VIÊN
Công ty TNHH .... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Công viên ..... Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NỘI QUY CÔNG VIÊN
1. Quy định chung
- Mọi người đến tham quan, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, thực hiện nếp sống văn hóa, văn mình, chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ.
- Cấm mọi hình thức xâm phạm đến các khu nuôi nhốt thú, các công trình kiến trúc trong công viên.
- Không hút thuốc lá nơi công cộng, không mang các chất cháy nổ, vũ khí vào công viên.
2. Đối với khách tham quan
- Trong khuôn viên của công viên, du khách không được tự ý bám sát vào rào chắn các khu nuôi nhốt thú, không tự ý cho các con vật ăn.
- Nên mặc trang phục thoải mái, chỉnh tề ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi ra lối đi gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung của công viên.
- Nên đi giày thể thao đế bệt, mang theo mũ, ô dù, nước uống để phòng thời tiết nắng mưa thất thường, vì quãng đường đi bộ tham quan khoảng 3km khá dài.
- Không được tự ý sử dụng các khu vui chơi do cá nhân quản lý, vận hành nhé. Nếu bạn muốn cho trẻ em, hay bản thân vui chơi thì hỏi giá vé, các thứ trước khi sử dụng.
- Du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô cá nhân, đến nơi có chỗ gửi xe của công viên giá từ 5.000đ/xe máy - 30.000 đ/xe ô tô tùy loại.
3. Đối với các tổ chức, cá nhân làm kinh doanh, dịch vụ.
- Phải đăng kí hành nghề với cơ quan có thẩm quyền và cam kết chấp hành nội quy trong công viên.
- Làm kinh doanh, dịch vụ đúng nơi quy định, chấp hành sự sắp xếp, điều hành của cơ quan quản lý công viên và chính quyền địa phương.
- Phải có thái độ cư xử văn minh, lịch sự đối với du khách, không tranh giành, chèo kéo, nài ép, đeo bám và có hành vi thiếu văn hóa đối với các du khách.
4. Giá vé, giờ đóng – mở cửa.
- Mở cửa từ thứ hai đến chủ nhật, bao gồm cả ngày nghỉ lễ.
- Thời gian giờ mở cửa hoạt động cho du khách vào vui chơi, tham quan từ: 08:00 - 18:00 hàng ngày.
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Mẫu 6
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.
Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.
Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch những đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.
Sau đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội:
Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.
Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.
Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …
Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Mẫu 7
Những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Dâu ở Bắc Ninh
Chùa Dâu là một ngôi chùa nằm ở ngoại ô Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh – một mảnh đất đậm chất thôn quê và trữ tình. Ngôi chùa được biết đến là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với nhiều điểm nhấn thú vị thời phong kiến.
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 187 đến 226. Đây là nơi tiêu biểu đại diện cho sự giao thoa giữa những nền Phật giáo khác nhau, nó mang theo phong cách của cả Trung Quốc và Ấn Độ. Ngôi chùa gắn liền với những sự tích huyền bí, linh thiêng về Phật mẫu Man Nương.
Kiến trúc của chùa khá độc đáo, dựa theo đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc thời Hậu Lê giai đoạn thế kỉ 17-18. Chùa gồm 3 ngôi chính là thượng điện, tiền đường và thiêu hương. Trong chùa có tháp Hòa Phong cao khoảng 17 mét, được xây dựng bằng gạch nung, tạo điểm nhấn độc đáo cho kiến trúc của ngôi chùa.
Hàng năm, tại đây thường tổ chức Lễ hội vào đầu năm, thu hút đông đảo mọi người từ khắp nơi tham gia.
Những lưu ý khi tham quan chùa Dâu:
- Ăn mặc trang trọng, tránh trang phục quá màu mè, hở hang
- Tránh nói to, cười đùa, gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác
- Không vứt rác bừa bãi
- Không sờ hay động chạm vào hiện vật của chùa
- Đến cổng chùa thì đi vào cửa phải, đi ra cửa trái, không được đi cửa giữa
- Giữ tâm ý trong sáng và ước nguyện những điều tốt đẹp, hướng thiện
-…
Văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Mẫu 8
SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN QUẢN LÍ DI TÍCH NHÀ TÙ HOẢ LÒ
NỘI QUY THAM QUAN DI TÍCH NHÀ TÙ HOẢ LÒ
Di tích Nhà tù Hoả Lò yêu cầu quý khách đến tham quan, các tổ chức, cá nhân làm kinh doanh, dịch vụ trong khu vực di tích Nhà tù Hoả Lò thực hiện nghiêm các quy định sau:
1. Khách tham quan Di tích Lịch sử Nhà tù Hỏa Lò có thể đi theo đoàn hoặc đi lẻ. Các đoàn tham quan có thể liên hệ trực tiếp hoặc bằng điện thoại với ban quản lý. Số điện thoại liên hệ: 04.39342253; 04.39342317.
2. Khách vào tham quan di tích không mang theo chất nổ, chất cháy, hành lý mang theo phải gửi vào nơi qui định.
3. Cấm hút thuốc lá, di chuyển hiện vật.
4. Ô tô, xe đạp, xe máy của khách đến tham quan và đến làm việc để vào nơi qui định.
Điều gì chưa rõ hoặc trường hợp có sự cố, cần báo và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên phục vụ.
Chỉ cắm đặt hương, hoa ở khu tưởng niệm.
Giờ mở cửa: từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần
Cảm ơn và rất hân hạnh được đón chào quý khách đến tham quan khu di tích.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 89 tập 2
Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 96 tập 2