Vở thực hành Địa lí 7 Bài 19 (Kết nối tri thức): Châu Nam Cực

1.7 K

Với giải vở thực hành Địa lí 7 Bài 19: Châu Nam Cực sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Địa lí lớp 7 Bài 19: Châu Nam Cực

Giải VTH Địa lí 7 trang 56 Hoạt động hình thành kiến thức mới

Câu 1 trang 56 vở thực hành Địa lí 7: Hãy nếu các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực.

Lời giải:

Các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cưu châu Nam Cực:

+ Năm 1820, hai nhà hàng hải người Nga là Bê-linh-hao-den và La-da-rép đã phát hiện ra châu Nam Cực.

+ Năm 1900, một nhà thám hiểm người Na-uy đã đặt chân đến lục địa Nam Cực.

+ Ngày 14/12/1911, các nhà thám hiểm người Na Uy đã lần đầu tiên đặt chân đến điểm cực nam của Trái đất.

+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ.

Câu 2 trang 57 vở thực hành Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 2 trang 163 SGK, hãy:

- Nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

- Cho biết vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của châu Nam Cực.

Lời giải:

- Vị trí địa lí: châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực nam, được bao bọc bởi Nam đại dương và nằm cách xa các châu lục khác.

- Ảnh hưởng từ vị trí địa lí: Châu Nam Cực nằm hoàn toàn trong đới khí hậu cực và cận cực, khí hậu “cực lạnh”. Nhiệt độ thấp nhất lên tới -94,50C (đo được năm 1967).

Câu 3 trang 57 vở thực hành Địa lí 7: Trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

- Về địa hình:

- Về khí hậu:

- Vệ sinh vật:

Lời giải:

- Về địa hình: toàn bộ châu Nam Cực được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị bao phủ bởi lớp băng dày. Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục tương đối bằng phẳng.

- Về khí hậu: lạnh và khô, nhiều gió bão nhất thế giới.

- Vệ sinh vật: nghèo nàn, chủ yếu là thực vật bậc thấp (rêu, địa y, tảo, nấm…) và các loài động vật chịu được lạnh (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh…).

Câu 4 trang 58 vở thực hành Địa lí 7: Kể tên các tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực.

Lời giải:

- Là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất, chiếm khoảng 60% lượng nước ngọt trên Trái đất.

- Giàu tài nguyên khoáng sản: than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.

Câu 5 trang 58 vở thực hành Địa lí 7: Nêu kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

Lời giải:

- Thiên nhiên châu Nam Cực dễ thay đổi khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Theo tính toán, cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng 0,50C, lượng mưa tăng, mực nước biển dâng thêm 0,05-0,32m. Nhiều hệ sinh thái sẽ mất đi, xuất hiện đồng cỏ ở vùng ven biển. Lớp băng vùng trung tâm châu lục sẽ dày thêm do nước mưa cung cấp.

Giải VTH Địa lí 7 trang 58 Hoạt động luyện tập và vận dụng

Câu 1 trang 58 vở thực hành Địa lí 7: Trình bày một trong các đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sinh vật ở châu Nam Cực.

Lời giải:

- Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

+ Địa hình: toàn bộ châu Nam Cực được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị bao phủ bởi lớp băng dày. Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục tương đối bằng phẳn.

+ Khí hậu: lạnh và khô, nhiều gió bão nhất thế giới.

+ Sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là thực vật bậc thấp (rêu, địa y, tảo, nấm…) và các loài động vật chịu được lạnh (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh…).  

Câu 2 trang 59 vở thực hành Địa lí 7: Tìm hiểu về tác động của việc tan băng ở châu Nam Cực do biến đổi khí hậu toàn cầu đối với thiên nhiên hoặc con người trên Trái Đất.

Lời giải:

- Theo tính toán, cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng 0,50C, lượng mưa tăng; mực nước biển dâng thêm 0,05-0,32m.

=> Hệ quả:

+ Ở châu Nam Cực, nhiều hệ sinh thái sẽ mất đi, xuất hiện đồng cỏ ở vùng ven biển. Lớp băng vùng trung tâm châu lục sẽ dày thêm.

+ Các vùng ven biển của các quốc gia trên thế giới có nguy cơ biển lấn, triều cường xuất hiện mạnh mẽ hơn, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền.

Đánh giá

0

0 đánh giá