Trả lời Câu 2 trang 104 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
Câu 2 trang 104 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?
Trả lời:
Những từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích:
- Ăng-đrô-mác: cánh tay trắng ngần, xống áo thướt tha, trang phục diễm lệ, hiền thục, cao quý, dịu hiền
- Héc-to: lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, ánh đồng sáng lóa, cái ngù bờm ngựa cong cong, hồn hậu, mũ trụ đồng thau sáng loáng
Nhân vật được khắc họa qua những từ ngữ lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh đặc điểm đặc trưng, tạo nên dấu ấn riêng của mỗi nhân vật trong văn bản, không nhầm lẫn với bất cứ một nhân vật nào. Đồng thời việc khắc họa này còn tạo nên kiểu nhân vật điển hình trong thể loại sử thi.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 100 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?...
Câu 3 trang 101 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận...
Câu 4 trang 102 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Hình dung về cảnh tượng được miêu tả...
Câu 5 trang 103 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Chú ý đến ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận...
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 94 Tập 1
Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời