TOP 30 Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài 2024 SIÊU HAY

4.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Dàn ý Suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề cần trình bày.

2. Thân đoạn:

- Tầm quan trọng của việc trọng dụng hiền tài.

- Biểu hiện của việc trọng dụng hiền tài từ trong lịch sử.

- Ý nghĩa của việc trọng dụng nhân tài trong bối cảnh hiện nay.

3. Kết đoạn:

- Khái quát vấn đề cần trình bày

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài - Mẫu 1

Trần Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Quốc gia hưng hay thịnh phụ thuộc vào tư tưởng, trí tuệ của hiền tài, bởi vậy mà việc trọng dụng hiền tài là rất cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, có trí tuệ, giỏi giang hơn người khác và quan trọng là có nhân cách tốt đẹp. Người vừa có tài, có khả năng hoàn thành mọi công việc; vừa có đức, có phẩm chất đạo đức biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,… mới là hiền tài chân chính, là người được quốc gia trọng dụng, đưa đất nước phát triển về mọi mặt. Việc trọng dụng nhân tài, hiền tài là không thể thiếu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ xưa các bậc đế vương đã biết kêu gọi hiền tài, đề ra những chính sách hấp dẫn nhân tài, đưa ra những ích lợi, phần thưởng cho hiền tài và Hồ chủ tịch cũng đã bao lần kêu gọi hiền tài góp sức cho đất nước trong các cuộc kháng chiến, đề cao việc trọng dụng hiền tài. Dưới sự kêu gọi của Người, rất nhiều những nhân tài, hiền tài đã đứng lên đóng góp tài năng và trí tuệ của mình: các bậc trí thức tân tiến tài giỏi như Vũ Đình Tụng, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Giàu, … Dưới sự đóng góp của họ, đất nước ta đã chiến thắng các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đất nước tiến dần với nền độc lập, hòa bình. Nếu hiền tài không được kêu gọi, không được trọng dụng thì đất nước sẽ không thể tiến lên, không có sự hưng thịnh như ngày nay. Vì vậy, noi theo tấm gương của các bậc đế vương và Hồ chủ tịch, Đảng và Nhà nước ta hiện nay vấn đề cao vai trò của việc trọng dụng hiền tài, kêu gọi hiền tài đóng góp công sức cho đất nước mình.

TOP 30 Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài - Mẫu 2

Trọng dụng hiền tài là điều hết sức cần thiết ở mọi quốc gia. Một đất nước muốn phát triển thì không thể không chiêu mộ những người tài, người giỏi trước hết là ở trong quê mình. Hiền tài là người hội tụ đầy đủ về đạo đức lẫn trí tuệ. Từ những ngày đầu dựng nước, trọng dụng hiền tài là một cách thức để nhà nước tìm kiếm những vị anh tài giúp ích cho đất nước, để đưa đất nước đi lên. Thông qua các cuộc thi tuyển, không phân biệt xuất thân giàu sang hay thấp hèn, người ta chỉ quan tâm đến cài tài và cái đức. Vậy nên, đến hiện nay, việc học hành đối với chúng ta là quyền bình đẳng. Ai cũng được quyền được đến trường và đi học. Nhà nước luôn khuyến khích chúng ta không ngừng học tập. Các cuộc thi trí tuệ ngày một diễn ra nhiều hơn, mục đích nhằm để tìm kiếm, bồi dưỡng nhân tài để sau này mọi người cống hiến cho quê hương. Một đất nước có hưng thịnh hay không, chỉ cần nhìn vào trình độ học vấn là có thể hiểu được. Trên con đường đua của thế giới, chúng ta ít ganh đua nhau về sức mạnh rằng ai khỏe hơn ai, chúng ta ganh nhau từng bước trên đấu trường kinh tế. Muốn vậy, phải không ngừng học tập, không ngừng tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo thì mới có thể đưa đất nước ngày một tiến xa hơn.

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài - Mẫu 3

Thân Nhân Trung đã khẳng định rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bởi vậy mà việc trọng dụng, bồi dưỡng hiền tài là vô cùng cần thiết và quan trọng. Trước hết, hiểu đơn giản rằng “hiền tài” là người tài cao, học rộng và có đạo đức. Họ sẽ góp phần đóng góp trí tuệ trên mọi lực vững để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nhưng không chỉ có trí tuệ, họ còn có phẩm chất và đạo đức tốt đẹp, luôn khao khát cống hiến cho tổ quốc. Từ xưa, các bậc đế vương đều chú trọng đến việc bồi dưỡng hiền tài, kén chọn kẻ sĩ. Những người tài đều được trọng dụng, ban ân và ghi danh sử sách. Đến nay, việc bồi dưỡng nhân tài vẫn luôn được quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao việc bồi dưỡng và kêu gọi nhân tài ra sức phục vụ cho cuộc kháng chiến. Hiện tại, nhiều quỹ khuyến học, học bổng nhằm bồi dưỡng nhân tài được mở ra, đã giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng học giỏi. Đất nước Việt Nam muốn sánh vai với các cường quốc năm châu thì cần phải chú trọng bồi dưỡng hiền tài.

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài - Mẫu 4

Khi xưa, Thân Nhân Trung đã viết "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí một nguồn chất xám lớn đã và đang xảy ra ở Việt Nam, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác. Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau một thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Đất nước muốn giữ được người hiền tài thì phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Nhà nước phải có chính sách đào tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp. Mỗi cá nhân cần không ngừng trau dồi bản thân, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức để trở thành hiền tài đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

TOP 30 Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài - Mẫu 5

Dù ở bất kì thời điểm nào thì việc trọng dụng người tài vẫn luôn là việc cần thiết của mỗi quốc gia. Hiền tài là những con người có học thức, trí tuệ, giỏi giang hơn người và nhân cách tốt đẹp. Trọng dụng người tài không chỉ có ý nghĩa với bản thân người đó mà còn đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Từ xưa đến nay, nhờ có những bậc hiền tài như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,.... chúng ta mới được sống trong một đất nước hoà bình, thịnh vượng như hiện tại. Nếu không có tri thức và không biết vận dụng tri thức một cách đúng đắn, con người và xã hội sẽ không thể phát triển. Những người tài giỏi luôn biết đưa ra những phương án, cách giải quyết hiệu quả, có được những phương pháp tối ưu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Không những thế, họ còn có khả năng nắm bắt thời thế, tiếp thu những xu hướng và sáng tạo ra những cái mới. Vì vậy, trọng dụng người tài vừa giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà ra sức cống hiến, vừa là tấm gương, động lực để những người khác cùng noi theo.

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài - Mẫu 6

Tư tưởng của Thân Nhân Trung cho rằng : "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Có thể nói tư tưởng ông là một tư tưởng hết sức đúng đắn và tiến bộ. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những người vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hội, góp phần cải biên xã hội, thúc đẩy xã hội vận động. Để xây dựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì đức độ, nhân cách của họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong số đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ về lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng việc trọng dụng hiền tài đúng đắn của một quốc gia có vai trò quyết định tới sự thịnh - suy của một đất nước.

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài - Mẫu 7

Việc trọng dụng hiền tài luôn đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Đây không chỉ là cơ hội quý báu để mỗi cá nhân có thể bộc lộ tài năng mà còn góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Lịch sử cho thấy những bậc "minh quân" đều rất coi trọng người tài, có thể kể đến như: vua Lê Thái Tổ với "Chiếu cầu hiền", vua Quang Trung với "Chiếu lập học". Tất cả đều thể hiện mong muốn có nhiều nhân tài để xây dựng triều đại thịnh trị, làm cho "Quốc thái dân an". Hiện nay, việc trọng dụng hiền tài càng trở nên thiết thực và cấp bách hơn nữa bởi thế giới đang vận hành theo một phương thức mới, nơi mà công nghệ kĩ thuật dần thay thế sức lao động con người. Chính vì vậy, trí tuệ của con người vô cùng đáng giá và là nguồn lực chủ đạo đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Trước vô vàn thách thức, mỗi chúng ta cần cố gắng, học tập không ngừng để cống hiến, dựng xây đất nước.

Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài - Mẫu 8

Một đất nước nếu không có hiền tài không thể giữ vững được độc lập, kinh tế, phát triển của dân tộc. Ngay từ xa xưa, lịch sử đã chứng minh, nếu không có những bậc hiền tài như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, hay Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… đất nước chúng ta liệu có được nền độc lập hòa bình như ngày hôm nay. Hay trong hiện đại, nếu không có những nhà nghiên cứu khoa học ngày đêm tìm ra các loại thuốc chữa trị thì liệu cuộc sống của ta có yên ấm. Người hiền tài có vị trí vô cùng quan trọng với đời sống xã hội của chúng ta. Người tài hẳn là những người giỏi, thông minh, có óc sáng tạo, có tầm hiểu biết sâu rộng về mọi mặt đời sống. Họ học hỏi văn hoá nhân loại từ xa xưa và nhanh chóng tiếp cận được văn hoá thời nay. Sự hiểu biết sâu rộng đó góp phần đưa đất nước phát triển hơn, hiện đại hơn và vươn ra với bạn bè quốc tế. Tiếp thu tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà văn hoá, giáo dục lớn, Người suốt đời chăm lo cho độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Cho nên, đất nước vừa giành độc lập, Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước. Người chỉ ra rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngày hôm nay, đất nước đang chuyển mình trong hoàn cảnh mới của dân tộc và thời đại, đang hội nhập kinh tế, chuẩn bị nội lực, thực lực cho kinh tế Việt Nam khi nước ta hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và lĩnh vực giáo dục, đào tạo, làm sao để Việt Nam có một nền giáo dục chất lượng cao, chính sách sử dụng nhân tài như thế nào để người tài có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là những vấn đề nóng nhất mà chúng ta cần quan tâm để xây dựng và phát triển đất nước.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Tìm trong đoạn (2) của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”...

Câu 2 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Trong văn bản có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào...

Câu 3 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Xác định luận đề của văn bản và cho biết vì sao bạn xác định như vậy...

Câu 4 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Xét về nội dung, đoạn (3), có mối quan hệ như thế nào với đoạn (2)?...

Câu 5 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Bạn hãy khái quát về nội dung đoạn (4) và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận...

Câu 6 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là của người truyền đạt “thánh ý”, hai là của kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khai luận điểm của tác giả?...

Câu 7 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Tìm một vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”...

Câu 8 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Qua việc đọc văn bản ở trên, bạn hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?...

Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 7 trang 70 Tập 1

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Soạn bài Yêu và đồng cảm

Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 10 trang 86 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá