Đề bài: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè

9.2 K

Trả lời Câu 3 trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Bảo kính cảnh giới hay nhất giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

Trả lời:

* Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng miêu tả mùa hè: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì, cầm ve.

- Đó là màu xanh của cây hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè.

- Mở đầu câu thơ là hình ảnh cây hoè – một loại cây đặc trưng ở vùng Bắc Bộ, rất dễ bắt gặp ở mọi nơi. Tính từ” đùn đùn “kết hợp với động từ mạnh “giương” đã góp phần diễn tả sự sum suê, nảy nở, làm cho cây hoè như có hồn hơn, làm bức tranh như sống động hơn.

- Bên cạnh đó, không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khứu giác. Nhịp thơ 3/4 kết hợp với động từ mạnh” phun “làm cảnh vật dường như nổi bật hơn nhưng lại không chói chang, oi nồng mà mát dịu, tinh tế.

- Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “lao xao”, “dắng dỏi”.

* Nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của Nguyễn Trãi:

- Nguyễn Trãi đã rất tinh tế và thể hiện một cách độc đáo những dấu hiệu của mùa hè đặc trưng vùng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ ông được hiện lên với những hình ảnh giản dị nhưng lại đem lại cho người đọc một cảm giác mới lạ, bất ngờ.

- Nguyễn Trãi không sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình như những nhà thơ trung đại khác, ông đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên một cách chân thực và sinh động qua từng vần thơ của mình.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc...

Câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó...

Câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng...

Câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Hình dung về bức tranh cuộc sống...

Câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ...

Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình...

Câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối...

Câu 5 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ?...

Câu 6 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?...

Câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)...

Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Bình Ngô đại cáo

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Soạn bài Dục Thuý sơn

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 26 tập 2

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá