Để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương (cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương)

840

Với giải Luyện tập 2 trang 94 Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 24: Cơ cấu kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 24: Cơ cấu kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Luyện tập 2 trang 94 Địa Lí 10: Để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương (cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương) người ta dùng chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP – Gross Regional Domestic Product) và GRDP bình quân đầu người. Em hãy sưu tầm thông tin về cách tính và xác định chỉ số GRDP và GRDP/người của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương em đang sống.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Trả lời:

- Công thức tính GRDP (3 phương pháp tính):

+ Phương pháp 1 (Áp dụng phương pháp sản xuất):

GRDP = GO – IC

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

GO: Tổng giá trị sản xuất.

IC: Tổng chi phí trung gian.

+ Phương pháp 2 ( Áp dụng phương pháp thu nhập):

GRDP = TNKT + THUE + KH + LN

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

TNKT: Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của người lao động trong tỉnh.

THUE: Thuế sản xuất kinh doanh.

KH: Khấu hao dùng cho sản xuất kinh doanh.

LN: Lợi nhuận sản xuất kinh doanh.

+ Phương pháp 3 (Áp dụng phương pháp sử dụng):

GRDP = TDCC + TLTS + CLXNK

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

TDCC: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

TLTS: Tích lũy tài sản.

CLXNK: Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

- Công thức tính GRDP/người:

GRDP/người = GRDP : Tổng số dân của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương đó

- GRDP của TP. Hà Nội năm 2020 là 1 067 nghìn tỉ đồng.

- GRDP/người của TP. Hà Nội = 1 067 nghìn tỉ đồng : 8 264,6 nghìn người = 12,9 triệu đồng/người.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở

A. chế độ sở hữu.

B. chức năng sản xuất.

C. thành phần lãnh đạo.

D. quy mô sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu.

Câu 2. Các thành phần kinh tế có tác động với nhau như thế nào?

A. Vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

B. Vừa tạo động lực, vừa tạo cơ sở bình ổn cho sự phát triển kinh tế.

C. Vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm nhau trên thị trường kinh tế trong nước.

D. Vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp đến hoạt động kinh tế.

Đáp án: A

Giải thích: Các thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước phát triển?

A. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất.

B. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.

C. Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tương đương nhau.

D. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.

Đáp án: D

Giải thích: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cao.

Đánh giá

0

0 đánh giá