Chuyên đề Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 3: Phương pháp viết báo cáo địa lí

7.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 3: Phương pháp viết báo cáo địa lí sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 3: Phương pháp viết báo cáo địa lí

I. Quan niệm về báo cáo địa lí

Câu hỏi trang 26 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày quan niệm về báo cáo địa lí.

Trả lời:

Quan niệm về báo cáo địa lí:

+ Là sản phẩm mô tả quá trình và kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm giải quyết một vấn đề địa lí đã được lựa chọn trong quá trình học tập;

+ Là một dạng bài thực hành được tiến hành theo trình tự các bước để hoàn thành sản phẩm.

+ Là một hệ thống các tri thức về một hoặc một số vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội,... được thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp và trình bày.

II. Cấu trúc của một báo cáo địa lí

Câu hỏi trang 27 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày cấu trúc của một báo cáo địa lí.

Trả lời:

- Cấu trúc của một báo cáo địa lí, gồm các phần:

+ Phần 1. Ý nghĩa của vấn đề báo cáo

+ Phần 2. Khả năng (tự nhiên, kinh tế - xã hội,…)

+ Phần 3. Thực trạng

+ Phần 4. Hướng giải quyết

III. Các bước viết một báo cáo địa lí

1. Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo

Câu hỏi trang 27 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày việc xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo.

Trả lời:

* Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo:

- Phải phù hợp với nội dung môn học, cấp học.

- Phải mang tính thực tiễn.

- Sau khi xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề thì tiến hành đặt tên cho bài báo cáo. Tên bài báo cáo cần đảm bảo:

+ Ngắn gọn, súc tích.

+ Bao quát được vấn đề lựa chọn viết báo cáo,...

2. Xây dựng đề cương báo cáo

Câu hỏi trang 28 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu cấu trúc đề cương của một báo cáo địa lí. Cho ví dụ.

Trả lời:

* Cấu trúc đề cương của một báo cáo địa lí:

- Ý nghĩa của vấn đề:

+ Cần xác định được ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Ví dụ: báo cáo về vấn đề phát triển công nghiệp ở một tỉnh thì cần xác định ý nghĩa của việc phát triển công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh.

- Khả năng:

+ Gồm các điều kiện, tiềm năng hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề.

+ Ví dụ: báo cáo về vấn đề phát triển công nghiệp ở một tỉnh thì cần xác định các điều kiện hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp như điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội.

- Thực trạng:

+ Phân tích được lịch sử phát triển của vấn đề; tình hình phát triển và phân bố

+ Ví dụ: báo cáo về vấn đề phát triển công nghiệp ở một tỉnh thì cần phân tích được lịch sử phát triển công nghiệp, hiện trạng và phân bố công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hướng giải quyết:

+ Cần căn cứ trên khả năng và thực trạng của vấn đề.

+ Ví dụ: báo cáo về vấn đề phát triển công nghiệp ở một tỉnh thì cần dựa trên việc phân tích khả năng và thực trạng về phát triển công nghiệp để đưa ra hướng giải quyết (giải pháp) trong báo cáo.

3. Thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hoá thông tin

Câu hỏi trang 28 Chuyên đề Địa lí 10Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày các bước thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hoá thông tin.

Trả lời:

- Các bước thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hoá thông tin:

+ Thu thập: Là hoạt động tìm kiếm, tập hợp các thông tin liên quan để phục vụ cho việc viết báo cáo địa lí; nguồn thông tin rất đa dạng tuy nhiên cần đảm bảo tính chính xác, khách quan, cập nhật,…

+ Chọn lọc và xử lí: lựa chọn thông tin liên quan đến báo cáo để tiến hành phân loại thông tin, sắp xếp thông tin thành các nhóm kênh chữ, kênh hình, số liệu,…

+ Hệ thống hóa thông tin: sắp xếp thông tin đã xử lí theo đề cương của báo cáo, đồng thời bổ sung những thông tin còn thiếu so với yêu cầu đặt ra trong bài báo cáo. Hệ thống hoá thành tài liệu tham khảo để phục vụ cho viết báo cáo.

4. Viết và trình bày báo cáo địa lí

Câu hỏi trang 29 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Nêu cách viết và trình bày một báo cáo địa lí.

- Trình bày những lưu ý khi tổ chức báo cáo kết quả (sản phẩm).

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Cách viết và trình bày một báo cáo địa lí:

+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học, ngắn ngọn, súc tích.

+ Báo cáo nội dung rõ ràng, thứ tự trình bày nội dung phải logic giữa các phần.

+ Kết hợp giữa kênh chữ với kênh hình, bảng số liệu thống kê,… để làm rõ cho vấn đề báo cáo.

+ Cần ghi rõ nơi trích dẫn của các khái niệm, số liệu thống kê,.... Nguồn trích dẫn cần ghi cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.

+ Trình bày báo cáo với hình thức powerpoint cần lưu ý chọn kiểu chữ, cỡ chữ sao cho phù hợp; màu sắc và nền chữ phải hài hoà; hình ảnh và video minh hoạ được sử dụng phải rõ ràng và liên quan đến nội dung; hiệu ứng trình chiếu phù hợp với nội dung báo cáo.

+ Trình bày báo cáo với hình thức video clip: cần lưu ý lựa chọn âm thanh, hình ảnh, thuyết minh,… phù hợp với nội dung báo cáo.

Yêu cầu số 2: Những lưu ý khi tổ chức báo cáo kết quả (sản phẩm).

+ Trình bày ngắn gọn, súc tích, đúng thời gian quy định.

+ Trình bày đúng trọng tâm nội dung báo cáo.

+ Có thể kết hợp với câu hỏi mở để người nghe cùng thảo luận.

+ Sử dụng giọng nói và ngôn ngữ hình thể linh hoạt đồng thời có sự tương tác với người nghe.

IV. Thực hành viết một báo cáo địa lí

Câu hỏi trang 30 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào lí thuyết hướng dẫn viết báo cáo địa lí, em hãy lựa chọn một vấn đề trong chương trình Địa lí lớp 10 hoặc vấn đề địa lí địa phương để viết một bài báo cáo địa lí.

Trả lời:

Vấn đề: Báo cáo tìm hiểu về hoạt động trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du miền núi Bắc Bộ

I. Ý nghĩa của vấn đề trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du miền núi Bắc Bộ

1. Đối với sự phát triển kinh tế

- Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là một trong những thế mạnh của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Việc phát triển thế mạnh này của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nên kinh tế cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng và tạo cơ cấu kinh tế hoàn thiện hơn.

- Việc tập trung và chú trọng trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là đang góp phần khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn của vùng. Đồng thời sẽ là nguồn cung cấp nông sản, mặt hàng cho cả nước và xuất khẩu.

Chuyên đề Địa lí 10 Thực hành viết một báo cáo địa lí – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình 1. Mô hình trồng cây ăn quả tạo thu nhập cho người dân địa phương

2. Đối với chính trị và xã hội

- Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số lại nằm sát biên giới Trung Quốc và Lào. Đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tuy nhiên đời sống còn nhiều khó khăn. Vấn đề trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới sẽ góp phần giải quyết vấn đề kinh tế của vùng, từ đó đảm bảo ổn định kinh tế, đời sống và chính trị của người dân.

- Phát huy thế mạnh trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng sẽ góp phần nâng cao đời sống người dân, xó bỏ sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi, đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các nước láng giềng, giữ vững an ninh vùng biên giới.

Chuyên đề Địa lí 10 Thực hành viết một báo cáo địa lí – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình 2. Đẩy mạnh giao thương, giao lưu kinh tế trong vùng

II. Khả năng trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

1. Tài nguyên đất

- Phần lớn đất ở Trung du miền núi Bắc Bộ là đất feralit trên đá vôi, đá phiến và các loại đá mẹ khác.

- Ngoài ra còn có đất phù sa cổ (vùng trung du) và đất phù sa ở các cánh đồng giữa núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ).

Chuyên đề Địa lí 10 Thực hành viết một báo cáo địa lí – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình 3. Tài nguyên đất đa dạng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

2. Tài nguyên khí hậu

- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, ngoài ra lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi nên có sự phân hóa thời tiết. Đây là điều kiện thuận lợi đẻ phát triển đa dạng cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

3. Tài nguyên địa hình

- Địa hình phân hóa đa dạng:

+ Địa hình núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn)

+ Vùng đồi trung du (các dãy núi hình cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm)

+ Đồng bằng, thung lũng,…

=> Tạo điều kiện đa dạng hóa cây trồng.

Chuyên đề Địa lí 10 Thực hành viết một báo cáo địa lí – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình 4. Mô hình canh tác ngô bền vững trên đất dốc của vùng

4. Tài nguyên xã hội

- Dân cư có kinh nghiệm sản xuất và thị trường tiêu thụ rộng lớn (vùng rộng nhất trong các vùng, tiếp giáp Trung Quốc và Lào, giáp Biển Đông)

Chuyên đề Địa lí 10 Thực hành viết một báo cáo địa lí – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bảng 1. Một số chỉ tiêu về lao động vùng Trung du miền núi Bắc Bộ so với cả nước

5. Khó khăn

- Thời tiết khắc nghiệt, thường xảy ra rét đậm, rét hại, sương muối,… và tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

- Các cơ sở chế biến kém phát triển trong khi khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất là rất lớn.

Chuyên đề Địa lí 10 Thực hành viết một báo cáo địa lí – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình 5. Hiện tượng sương muối, tuyết rơi

III. Thực trạng sản xuất trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

- Cây công nghiệp và cây đặc sản được đẩy mạnh phát triển, góp ơhaafn phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và hạn chế nạn du canh du cư trong vùng.

- Một số cây công nghiệp chủ yếu của vùng là:

+ Chè: có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước, nổi tiếng là chè ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Sơn La

+ Ngoài ra còn có quế (Yên Bái), hồi (Lạng Sơn), thuốc lá (Cao Bằng)

- Một số cây dược liệu như: tam thất, đương quy, thảo quả, đỗ trọng

- Cây ăn quả: mận, đào, lê, mơ,… trồng ở vùng núi giáp biên giới các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.

- Ở Sa Pa (Lào Cai) còn trồng được rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

Chuyên đề Địa lí 10 Thực hành viết một báo cáo địa lí – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình 6. Dây chuyền sơ chế sản phẩm nông nghiệp tại Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ tại xã Lóng Luông - Vân Hồ - Sơn La, kết nối với các vùng nguyên liệu cây ăn quả ở Sơn La và Hòa Bình - Nguồn Thông tấn xã Việt Nam.

IV. Phương hướng phát triển trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

- Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bằng việc đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản

- Áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

- Mở rộng các cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp

- Tổ chức định canh định cư cho đồng bào an cư lập nghiệp

Đánh giá

0

0 đánh giá