Chuyên đề Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 2: Đô thị hóa

22.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 2: Đô thị hóa sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 2: Đô thị hóa

I. Khái niệm

Mở đầu trang 13 Chuyên đề Địa lí 10: Thế nào là đô thị hoá? Đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển khác nhau ra sao? Quá trình đô thị hoá tác động như thế nào đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển?

Trả lời:

* Khái niệm đô thị hóa:

Theo nghĩa rộng:

+ Là một quá trình kinh tế - xã hội làm thay đổi môi trường do con người xây dựng, biến khu vực trước đây là nông thôn thành khu định cư đô thị, đồng thời dịch chuyển sự phân bố theo không gian của dân cư từ nông thôn sang thành thị.

+ Bao gồm những thay đổi về nghề nghiệp chủ đạo, lối sống, văn hoá và hành vi, do đó làm thay đổi cấu trúc nhân khẩu, xã hội của dân cư ở khu vực thành thị và nông thôn

Theo nghĩa hẹp: là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

* Sự khác nhau giữa đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển

  Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Lịch sửđô thị hóa - Diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. - Diễn ra muộn và gắn liền với sự bùng nổ dân số.
Tỉ lệ dân thành thị - Tỉ lệ dân thành thị cao. - Tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp.
Quy mô đô thị - Quy mô nhỏ và trung bình.- Số lượng các siêu đô thị ít hơn các nước đang phát triển.

- Số lượng và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh.

- Có nhiều siêu đô thị hơn các nước phát triển.

Chức năngđô thị

- Chức năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo.

- Đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,… của quốc gia, khu vực

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,… của quốc gia và khu vực.
Lối sống đô thị

- Đã lan toả mạnh mẽ về các vùng nông thôn.

- Ít có sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn.

- Ngày càng phổ biến rộng rãi, ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn.

- Chênh lệch lớn giữa lối sống của dân cư thành thị và dân cư nông thôn.

Xu hướng đô thị hóa - Chuyển cư từ trung tâm đô thị ra vùng ngoại ô và các đô thị vệ tinh

- Số lượng các đô thị lớn và rất lớn vẫn tiếp tục tăng nhanh.

- Phát triển đô thị theo hướng bền vững.

* Tác động của quá trình đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển

a) Tác động tích cực:

- Đối với dân số: làm thay đổi quá trình sinh, tử; thay đổi cơ cấu dân số theo hướng gia tăng số dân trong độ tuổi lao động, trong khu vực công nghiệp, dịch vụ; thay đổi phân bố dân cư, dẫn đến sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ.

- Đối với kinh tế - xã hội:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

+ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.

+ Sản xuất ra khối lượng hàng hoá lớn và có nhiều dịch vụ phục vụ nhu trong nước và xuất khẩu.

+ Tác động lan toả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực lân cận và cả nước.

+ Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

+ Nâng cao đời sống của người dân thành thị.

+ Phổ biến lối sống tích cực ở thành thị vào dân cư nông thôn.

- Đối với môi trường: đô thị được quy hoạch một cách khoa học, được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường ngày càng văn minh, hiện đại.

b) Tác động tiêu cực

- Đối với dân số: tuổi kết hôn ở đô thị thường muộn hơn ở vùng nông thôn.

- Đối với kinh tế - xã hội:

+ Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.

+ Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở đô thị; suy giảm nguồn lao động ở nông thôn.

+ Gia tăng đáng kể sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

+ Gây sức ép lên vấn đề nhà ở và làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh, trật tự xã hội,...

- Đối với môi trường: sự tập trung cao độ về dân cư và các hoạt động sản xuất làm gia tăng các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường khu vực đô thị, như sự ô nhiễm môi trường nước; sự suy giảm lớp phủ thực vật và đa dạng sinh học; sự gia tăng ô nhiễm không khí.

1. Khái niệm đô thị hoá

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm đô thị hoá theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Trả lời:

- Khái niệm đô thị hoá theo nghĩa rộng:

+ Là một quá trình kinh tế - xã hội làm thay đổi môi trường do con người xây dựng, biến khu vực trước đây là nông thôn thành khu định cư đô thị, đồng thời dịch chuyển sự phân bố theo không gian của dân cư từ nông thôn sang thành thị.

+ Bao gồm những thay đổi về nghề nghiệp chủ đạo, lối sống, văn hoá và hành vi, do đó làm thay đổi cấu trúc nhân khẩu, xã hội của dân cư ở khu vực thành thị và nông thôn

- Khái niệm đô thị hoá theo nghĩa hẹp: Là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị

Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Địa lí 10Dựa vào hình 1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.

Trả lời:

- Ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị:

+ Là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hoá

+ Là cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ.

II. Đô thị hoá ở các nước phát triển

1. Đặc điểm đô thị hoá

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 1, hình 2, bảng 1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển.

Chuyên đề Địa lí 10 Đô thị hoá ở các nước phát triển – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

* Đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển:

- Lịch sử đô thị: diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá

- Tỉ lệ dân thành thị cao, các nước có tỉ lệ dân thành thị cao thường có quá trình công nghiệp hoá diễn ra sớm, trình độ phát triển kinh tế cao.

- Quy mô đô thị: phần lớn các đô thị có quy mô nhỏ và trung bình, số lượng các đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên ít hơn so với các nước đang phát triển.

- Chức năng đô thị: chức năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo, các đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,… của quốc gia, khu vực.

- Lối sống đô thị lan toả mạnh mẽ về các vùng nông thôn, thể hiện qua sự thay đổi trong công việc, thói quen tiêu dùng, văn hoá ứng xử, sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn ở các nước phát triển ít hơn so với các nước đang phát triển.

2. Sự thay đổi quy mô đô thị

Câu hỏi trang 17 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 1, bảng 1, bảng 2, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Phân biệt quy mô đô thị ở các nước phát triển.

- Xác định vị trí các siêu đô thị của các nước phát triển trên bản đồ.

Chuyên đề Địa lí 10 Đô thị hoá ở các nước phát triển – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Phân biệt quy mô đô thị ở các nước phát triển:

+ Quy mô đô thị ở các nước phát triển có thể được chia thành 5 mức độ khác nhau dựa theo quy mô dân số.

Sự gia tăng số lượng các đô thị là quá trình tăng lên về quy mô dân số, nhất là quy mô dân số ở các siêu đô thị

- Yêu cầu số 2: Xác định vị trí các siêu đô thị của các nước phát triển:

+ Tại Nhật Bản: Thủ đô Tô-ky-ô, thành phố Ô-xa-ca

+ Tại Hoa Kỳ: Niu-Iooc, Lốt An-giơ-lét

+ Tại Nga: thủ đô Mát-xcơ-va

+ Tại Pháp: thủ đô Pa-ri

3. Xu hướng đô thị hoá

Câu hỏi trang 17 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào bảng 3, bảng 4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy nhận xét và giải thích xu hướng đô thị hoá ở các nước phát triển.

Chuyên đề Địa lí 10 Đô thị hoá ở các nước phát triển – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Nhận xét và giải thích xu hướng đô thị hoá ở các nước phát triển:

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm, giai đoạn 2020 - 2050, số dân thành thị dự báo tăng thêm 120,3 triệu người, tỉ lệ dân thành thị dự báo tăng thêm 7,5%.

=> Giải thích: do các nước phát triển đã trải qua quá trình công nghiệp hoá, đời sống của người dân được nâng cao, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn không nhiều, khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập ở các đô thị không còn hấp dẫn như giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá.

- Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh đô thị lớn, đến năm 2035, các nước phát triển chỉ tăng thêm hai đô thị có quy mô dân số lớn và một đô thị có quy mô dân số rất lớn (siêu đô thị). Quy mô dân số tại một số siêu đô thị (như Tô-ky-ô, Ô-xa-ca) có xu hướng giảm. Xu hướng chung ở nhiều nước là phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh một đô thị lớn.

=> Giải thích: hướng phát triển này nhằm giảm sự tập trung dân cư đông đúc và sức ép cho các đô thị lớn trong quá trình phát triển.

- Chuyển cư từ trung tâm đô thị ra vùng ngoại ô và các đô thị vệ tinh.

=> Giải thích: do điều kiện sống ở khu vực trung tâm đô thị so với khu vực ngoại ô hoặc giữa các đô thị ngày càng xích lại gần nhau. Ngoài ra, sự chuyển cư này giúp người dân ở các trung tâm đô thị, các đô thị lớn giảm áp lực về nhà ở, chi phí sinh hoạt.

III. Đô thị hoá ở các nước đang phát triển

1. Đặc điểm đô thị hoá

Câu hỏi trang 18 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 1, hình 3, bảng 5, bảng 6, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Phân tích đặc điểm đô thị hoá ở các nước đang phát triển.

- Xác định vị trí một số siêu đô thị của các nước đang phát triển trên bản đồ.

Trả lời:

* Yêu cầu số 1: Đặc điểm đô thị hoá ở các nước đang phát triển:

- Lịch sử đô thị diễn ra muộn và gắn liền với sự bùng nổ dân số, ở một số nước, quá trình công nghiệp hoá cũng góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp, tỉ lệ dân thành thị của các nước đang phát triển là 51,7%, trong khi tỉ lệ trung bình của thế giới là 56,2%.

- Quy mô đô thị có xu hướng tăng nhanh về cả số lượng và quy mô, có nhiều cách phân loại và mỗi nước có sự phân loại khác nhau tuỳ theo đặc điểm phát triển riêng. Các nước đang phát triển có nhiều siêu đô thị hơn các nước phát triển.

- Chức năng đô thị: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,… của quốc gia và khu vực

- Lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa lối sống của dân cư thành thị và dân cư nông thôn.

* Yêu cầu số 2: Vị trí một số siêu đô thị của các nước đang phát triển:

Đê-hi và Mum-bai (Ấn Độ)

Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thẩm Quyến (Trung Quốc)

Xao-pao-lô (Bra-xin)

Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô)

- Đa-ca (Băng-la-đét)

Cai-rô (Ai Cập)

Ca-ra-chi (Pa-ki-xtan).

2. Xu hướng đô thị hoá

Câu hỏi trang 21 Chuyên đề Địa lí 10Dựa vào bảng 7, bảng 8, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy nhận xét và giải thích xu hướng đô thị hoá ở các nước đang phát triển.

Trả lời:

Nhận xét và giải thích xu hướng đô thị hoá ở các nước đang phát triển:

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị vẫn tiếp tục gia tăng, giai đoạn 2020 - 2050, số dân thành thị dự báo tăng thêm 2 180,4 triệu người, tỉ lệ dân thành thị dự báo tăng thêm 13,9%. => Giải thích: do mức gia tăng dân số tự nhiên ở nhiều thành phố còn cao, dân cư nông thôn vẫn tiếp tục nhập cư vào các thành phố.

- Số lượng các đô thị lớn và rất lớn vẫn tiếp tục tăng nhanh, giai đoạn 2020 - 2035, ở các nước đang phát triển sẽ tăng thêm 20 đô thị có quy mô dân số lớn và 13 đô thị có quy mô dân số rất lớn. => Giải thích: do nhiều quốc gia đang phát triển tiếp tục thực hiện quá trình công nghiệp hoá, kinh tế ở các đô thị tiếp tục phát triển nhanh.

- Phát triển các đô thị vệ tinh quanh đô thị lớn, phát triển các đô thị có quy mô trung bình và nhỏ. => Giải thích: do sự phát triển các đô thị lớn và rất lớn ở các nước đang phát triển gây sức ép trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

- Phát triển đô thị theo hướng bền vững như đô thị sinh thái, đô thị xanh. => Giải thích: do dân cư ngày càng đông đúc và các chất thải từ các hoạt động kinh tế, nhất là sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều khiến cho môi trường đô thị bị ô nhiễm.

3. Tác động của quá trình đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển.

Trả lời:

Tác động tích cực:

- Đối với dân số:

+ Làm thay đổi quá trình sinh, tử;

+ Thay đổi cơ cấu dân số theo hướng gia tăng số dân trong độ tuổi lao động, trong khu vực công nghiệp, dịch vụ;

+ Thay đổi phân bố dân cư, dẫn đến sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ.

- Đối với kinh tế - xã hội:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

+ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.

+ Sản xuất ra khối lượng hàng hoá lớn và có nhiều dịch vụ phục vụ nhu trong nước và xuất khẩu.

+ Tác động lan toả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực lân cận và cả nước.

+ Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

+ Nâng cao đời sống của người dân thành thị.

+ Phổ biến lối sống tích cực ở thành thị vào dân cư nông thôn.

- Đối với môi trường: đô thị được quy hoạch một cách khoa học, được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường ngày càng văn minh, hiện đại.

Tác động tiêu cực

- Đối với dân số: tuổi kết hôn ở đô thị thường muộn hơn ở vùng nông thôn.

- Đối với kinh tế - xã hội:

+ Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.

+ Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở đô thị; suy giảm nguồn lao động ở nông thôn.

+ Gia tăng đáng kể sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

+ Gây sức ép lên vấn đề nhà ở và làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh, trật tự xã hội,...

- Đối với môi trường: sự tập trung cao độ về dân cư và các hoạt động sản xuất làm gia tăng các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường khu vực đô thị, như:

+ Sự ô nhiễm môi trường nước;

+ Sự suy giảm lớp phủ thực vật và đa dạng sinh học;

+ Sự gia tăng ô nhiễm không khí.

Luyện tập 1 trang 24-25 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và hoàn thiện thông tin so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển.

Nội dung so sánh Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Lịch sử đô thị hóa    
Tỉ lệ dân thành thị    
Quy mô đô thị    
Chức năng đô thị    
Lối sống đô thị    

Trả lời:

1. So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển.

Nội dung so sánh Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Lịch sử đô thị hóa - Diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. - Diễn ra muộn và gắn liền với sự bùng nổ dân số.
Tỉ lệ dân thành thị - Tỉ lệ dân thành thị cao. - Tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp.
Quy mô đô thị

- Quy mô nhỏ và trung bình.

- Số lượng các siêu đô thị ít hơn các nước đang phát triển.

- Số lượng và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh.

- Có nhiều siêu đô thị hơn các nước phát triển.

Chức năng đô thị

- Chức năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo.

- Đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,… của quốc gia, khu vực

- Một số đô thị có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới như Niu Ioóc, Luân Đôn, Tô-ky-ô,...

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,… của quốc gia và khu vực.
Lối sống đô thị

- Đã lan toả mạnh mẽ về các vùng nông thôn.

- Ít có sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn.

Ngày càng phổ biến rộng rãi, ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn.

- Chênh lệch lớn giữa lối sống của dân cư thành thị và dân cư nông thôn.

Luyện tập 2 trang 24-25 Chuyên đề Địa lí 10: Vẽ sơ đồ khái quát sự tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến phát triển dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển.

Trả lời:

(*) Sơ đồ về tác động tích cực của quá trình đô thị hóa

Chuyên đề Địa lí 10 Đô thị hoá ở các nước đang phát triển – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

(*) Sơ đồ về tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa

Chuyên đề Địa lí 10 Đô thị hoá ở các nước đang phát triển – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Luyện tập 3 trang 24-25 Chuyên đề Địa lí 10: Cho bảng số liệu:

Bảng 9. Dân số thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 - 2020

(Đơn vị: triệu người)

  1950 1970 1990 2020
Thế giới 2536.2 3700.5 5330.9 7795.4
Thành thị 750.9 1354.2 2290.2 4378.9
Nông thôn 1785.3 2346.3 3040.7 3416.5

a.Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.

b. Rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.

Trả lời:

Yêu cầu a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu cơ cấu:

Bảng: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của

thế giới giai đoạn 1950 – 2020 (Đơn vị: %)

  1950 1970 1990 2020
Thế giới 100 100 100 100
Thành thị 29.6 36.6 43.0 56.2
Nông thôn 70.4 63.4 57.0 43.8

- Vẽ biểu đồ:

Chuyên đề Địa lí 10 Đô thị hoá ở các nước đang phát triển – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

 

Yêu cầu b) Nhận xét

- Nhìn chung sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1950 - 2020 có xu hướng tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm dần tỉ lệ dân nông thôn.

- Tỉ lệ dân nông thôn giảm từ 70,4% năm 1950 xuống còn 43,8% năm 2020, giảm 26,6%. Theo đó là quá trình tăng tỉ lệ dân thành thị, tăng tương đương 26,6%, từ 29,6% (1950) lên 56,2% năm 2020.

- Giai đoạn 1990 - 2020 có sự chuyển dịch mạnh mẽ nhất, tỉ lệ dân thành thị tăng hơn 13% trong vòng 30 năm.

Luyện tập 4 trang 24-25 Chuyên đề Địa lí 10: Bằng kiến thức đã học, hãy sưu tầm các tư liệu để tìm hiểu về đô thị hoá ở Việt Nam với các nội dung sau đây:

- Đặc điểm đô thị hoá (tìm hiểu về lịch sử đô thị hoá, tỉ lệ dân thành thị, quy mô đô thị, chức năng đô thị, lối sống đô thị).

- Xu hướng đô thị hoá.

- Tác động đô thị hoá (tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường).

Trả lời:

* Yêu cầu số 1: Đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam:

- Lịch sử đô thị hoá: xuất hiện khá muộn so với các nước trên thế giới và các đô thị cổ sau khi hình thành cũng không có sự phát triển liên tục mà thường thăng trầm gắn với sự thay đổi địa điểm kinh đô của các triều đại khác nhau.

- Tỉ lệ dân thành thị: Tuy có sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dân số đô thị nhưng tỷ trọng dân số đô thị của nước ta hiện vẫn ở mức rất thấp so với các nước phát triển trên thế giới cũng như so với các nước trong khu vực.

- Quy mô đô thị: Số đô thị của cả nước đã tăng lên con số 833 tính đến tháng 6 tháng đầu năm 2020, bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V

- Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp về hành chính (thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh), kinh tế - văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục,…

- Lối sống đô thị ngày càng rõ nét tuy nhiên sự chênh lệch

* Yêu cầu số 2: Xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam: ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và chất lượng đô thị. Quy hoạch đô thị đồng bộ, hình thành các đô thị vệ tinh

* Yêu cầu số 3: Tác động đô thị hoá:

- Tác động tích cực:

+ Thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

+ Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, cải thiện tình trạng đói nghèo.

+ Lối sống của dân cư ở khu vực nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt.

- Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)

+ Mất cân đối lực lượng lao động, trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn.

+ Thiếu nhà ở ở đô thị gây khó khăn cho quản lí đô thị, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

+ Thành thị chịu áp lực nhiều vấn đề như việc làm, cơ sở hạ tầng quá tải, an ninh không được đảm bảo, gia tăng tệ nạn xã hội,…

Vận dụng trang 25 Chuyên đề Địa lí 10: Hãy lựa chọn một đô thị ở Việt Nam và sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của đô thị đó.

Trả lời:

(*) Vấn đề: Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Hà Nội

- Giai đoạn từ Hòa bình lập lại đến nay (1954), Hà Nội đã nhiều lần quy hoạch, mở rộng nhằm xây dựng Thành phố Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Sau gần 30 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, kể từ Quy hoạch năm 1998, đến thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008) và đặc biệt là Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ - TTg ngày 26/7/2011, diện mạo đô thị Hà Nội đã có nhiều thay đổi.

- Hàng loạt khu đô thị mới văn minh, hiện đại ra đời từ những khu phố cũ, đồng ruộng sình lầy; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối như cầu, đường vành đai đô thị, đường sắt đô thị, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý môi trường từng bước được triển khai xây dựng theo quy hoạch. Giao thông đô thị của Hà Nội đã được cải thiện từng bước, với những đại lộ lớn như Pháp Vân-Cầu Giẽ, Thăng Long - Nội Bài, Láng - Hòa Lạc.

- Đặc biệt đoạn sông Hồng chảy qua nội đô Hà Nội có đến 6 cây cầu, đang dần hình thành dáng dấp của một thành phố hai bờ sông Hồng đẹp đẽ và tráng lệ. Ngoài ra, khi hệ thống cầu vượt khung thép được lắp đặt tại các điểm nút giao thông trong nội đô Thành phố đã góp phần giảm tình trạng ùn, tắc giao thông trong khu vực nội thành vào giờ cao điểm.

- Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa, Thủ đô Hà Nội cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần sớm giải quyết, như:

+ Sự phát triển quá tải về dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục

+ Ô nhiễm môi trường

+ Hệ thống giao thông, thoát nước chưa được giải quyết triệt để…

+ Vấn đề quản lý đô thị, sử dụng tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư còn bất cập;

+ Còn thiếu các không gian văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân Thủ đô và trong vùng.

+ Việc bảo tồn và cải tạo đô thị lõi lịch sử gồm Khu phố cổ, phố Pháp và các di sản, di tích, vấn đề nhà ở, cải tạo chung cư cũ, nhà nguy hiểm;

+ Xây dựng, quản lý các khu đô thị mới… còn đang trong quá trình thực hiện dang dở.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Đánh giá

0

0 đánh giá