Tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”

2.7 K

Trả lời Câu hỏi 3 trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thư lại dụ Vương Thông giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông

Câu 3 trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?

Trả lời:

- Từ ngữ, câu văn cho thấy sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”:

     Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.

- Việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ “mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.

+ Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Bình Ngô đại cáo

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 44, 45, 46 tập 2

Soạn bài Dục Thuý sơn

Đánh giá

0

0 đánh giá