TOP 20 Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy

1.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy

TOP 20 Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy (ảnh 3)

Đề bài: Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy - Mẫu 1

     Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.

- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.

- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

=> Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua: có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước.

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy - Mẫu 2

Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.

- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.

- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu: Như nước Đại Việt ta từ trước ....

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy - Mẫu 3

Tôi đồng ý với nhận định cho rằng Bình Ngô đại cáo là là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất của tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.

Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.

Tính chất của tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo qua những câu văn khẳng định nước Việt Nam là một nước văn hiến và có truyền thống lâu đời:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy - Mẫu 4

- Phần mở đầu bài cáo ngoài việc tiêu lên lập trường nhân nghĩa chấn chỉnh của dân tộc Đại Việt, còn đề cập đến những vấn đề lớn:

+ Là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hoá riêng biệt có bề dày lịch sử “Như nước Đại Việt ta từ trước phong tục Bắc Nam cũng khác”.

+ Là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xưng đế một phương”.

+ Là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chứng cớ còn ghi”.

=> Do đó, nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo là vô cùng chính xác.

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy - Mẫu 5

Nhắc tới Bình Ngô đại cáocủa Nguyễn Trãi, người ta nhớ ngay đến một văn kiện lịch sử, một khúc tráng ca khải hoàn của một đất nước đã trải qua những hai mươi năm khổ cực bởi ách đô hộ và chiến tranh chống giặc Minh. Tác phẩm là sự kết tinh của lòng yêu nước, ý chí đánh giặc quật cường của một dân tộc phải sống trong những ngày tháng đau thương, khổ nhục mà rất đỗi vinh quang. Thế nhưng bài cáo ấy đã được nhà văn kiệt xuất Nguyễn Trãi viết bằng nghệ thuật chính luận đỉnh cao, bậc thầy mà ít tác phẩm cùng thể loại ở thời trung đại có được. Để rồiBình Ngô đại cáoxứng đáng được gọi là áng “thiên cổ hùng văn”.

Áng “thiên cổ hùng văn” tức là áng văn hùng tráng được lưu truyền đến cả nghìn đời. Để có được danh xưng ấy, chắc chắn đòi hỏi ở đó phải là một tác phẩm văn chương xuất sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Đồng thời cũng phải kể đến những giá trị lịch sử, tư tưởng vĩ đại, có dấu ấn và ý nghĩa đến muôn đời. Nhưng có lẽ, một tác phẩm hay có thể lưu truyền đến được nghìn đời như vậy phải chạm đến được trái tim, cảm xúc của các thế hệ bao đời; phải có ý nghĩa tư tưởng lớn lao phù hợp với mọi thời đại…Bình Ngô đại cáolà một áng văn bất hủ như thế.

Đã trải qua bao nhiêu năm, nhưng chắc hẳn dân tộc ta vẫn luôn tự hào khi có một bản hùng văn tráng lệ nhưBình Ngô đại cáo. Tác phẩm đã khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, khát vọng hòa bình, ý chí bất khuất trên con đường đấu tranh bảo vệ đất nước. Biết bao nhiêu cảm xúc mà Nguyễn Trãi đã để tràn lên ngòi bút. Có sự kiên quyết, vững chãi trong lời mở màn đầu tiên:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng đạo Nho, thể hiện cách hành xử tốt đẹp giữa người với người, chẳng hề xa lạ. Nhưng bốn chữ yên dân, trừ bạo Nguyễn Trãi đã nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành một lý tưởng xã hội, một đạo lý dân tộc đến muôn đời. Đâu có phải ở ngay thời điểm ấy, giết giặc Minh để trừ bạo ngược mà bất cứ kẻ ngang tàng nào gây họa đều phải diệt trừ để nhân dân được sống yên ổn, ấm no. Ấy là nhân nghĩa bắt nguồn từ “dân vi bản”. Cho nên, ngay ở khúc mở màn này mới thấy có cả niềm kiêu dũng, hiên ngang khi khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Khí chất tự chủ được toát lên từ sự so sánh đầy mới mẻ mà tiền lệ chưa từng có. Nó có giá trị hiển nhiên ở bất cứ thời điểm nào, cho bất cứ dân tộc nào. Nhưng vào lúc ấy, cách khẳng định chủ quyền với cường quốc Bắc phương như thế là một đòn giáng chí mạng vào những kẻ đang thừa cơ gây họa đối với dân tộc ta.

Nếu thế kỉ XI lũ giặc Tống hồn siêu phách lạc khi nghe âm hưởng của bài thơ thầnNam quốc sơn hàvang lên bên bến sông Như Nguyệt; hay đến thế kỉ XX thực dân Pháp cũng chẳng còn cái cớ nào cho là “khai hóa, mẫu quốc” An Nam sau khi nghe những lời dõng dạc của Hồ Chí Minh trong bảnTuyên ngôn Độc lập, thì ở thế kỉ XV, sao chúng ta quên được áng “thiên cổ hùng văn”Bình Ngô đại cáocủa Nguyễn Trãi. Ra đời sau chiến thắng giặc Minh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, bài cáo đã vút cao tinh thần độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước mãi còn ghi nhắc đến muôn đời. Cho mãi đến ngày nay,Bình Ngô đại cáovẫn là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc mình.

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy - Mẫu 6

Đất nước Việt Nam chúng ta sau bao thăng trầm lịch sử tất không thể thiếu cho mình những bản tuyên ngôn độc lập. “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, sau “Nam quốc sơn hà” – Lý Thường Kiệt, và trước “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trãi là một người văn võ toàn tài, từng làm quan dưới triều nhà Hồ. Sau đó, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vua Lê Lợi. Ông được xem là một nhà văn hóa lớn, với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học cũng như tư tưởng Việt Nam. Ông còn được công nhận là danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới. Vào năm 1428, sau cuộc chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”.

Đầu tiên, tại sao lại nói “Đại cáo Bình Ngô” là một bản tuyên ngôn độc lập? Thế, tuyên ngôn độc lập là gì? Tiêu chuẩn để được xem là một bản tuyên ngôn độc lập thì đầu tiên tác phẩm đó phải được viết trong hoặc sau một cuộc chiến. Ta có thể thấy “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt – bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên – được viết trong cuộc chiến chống Tống. Còn “Tuyên ngôn độc lập” thì được chủ tịch Hồ Chí Minh viết sau chiến thắng giặc Pháp năm 1945. Tương tự, “Đại cáo bình Ngô” là được viết sau chiến thắng quân Minh. Nội dung của một bản tuyên ngôn độc lập phải bao gồm ba phần: khẳng định dân tộc, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình. Không nhất thiết phải đọc kĩ, ai cũng có thể thấy rằng bài cáo đã chứa đủ cả ba điều kiện trên. Dáng dấp tuyên ngôn độc lập được thể hiện rõ nét nhất là qua đoạn đầu của “Đại cáo bình Ngô”.

Ngay từ những câu đầu tiên, “Đại cáo bình Ngô” đã khẳng định tính hiển nhiên của nền văn hiến nước nhà. Các cụm từ “từ trước”, “vốn” nhấn mạnh tính lâu đời của dân tộc. Tiếp nối là “đã chia”, “phong tục… cũng khác” như vạch rõ ranh giới khác biệt của bờ cõi hai nước, không thể nhầm lẫn. Tất cả như khẳng định lại tính hiển nhiên, vốn có, sự lâu đời của nền độc lập nước ta. Sau đó, Nguyễn Trãi đã điểm danh các triều đại của nước ta “Triệu, Đinh, Lí, Trần” song song với các triều ở phương bắc “Hán, Đường, Tống, Nguyên”. Cách dùng từ “xưng đế một phương” như chỉ sự ngang hàng, không thua kém dù chúng ta chỉ là một nước nhỏ. Từ xưa, khi Trung Quốc xưng hoàng đế, các nước xung quanh chỉ có thể xưng vương. Tuy nhiên, từ đời nhà Ngô, Ngô Quyền cũng đã xưng hoàng đế, nhấn mạnh sự ngang hàng của hai nước. Biện pháp liệt kê cũng như câu đối của tác giả càng khiến chúng ta cảm nhận được rõ hơn tầm vóc của cả hai nước. Trong bài cáo, Nguyễn Trãi cũng đã thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc: “hào kiệt đời nào cũng có”. Nghệ thuật liệt kê lại được vận dụng để nhấn mạnh sự thất bại của kẻ thù : “Lưu Cung… thất bại”, “Triệu Tiết … tiêu vong”, “bắt sống Toa Đô”, “giết tươi Ô Mã”, nhấn mạnh chủ quyền dân tộc. Ở cuối đoạn, “chứng cớ còn ghi” như lần nữa nhấn mạnh lại nền độc lập dân tộc, như chỉ rằng chứng cớ ghi rõ, chối cũng không được.

Ta có thể nói “Đại cáo bình Ngô” là một bản nâng cấp của “Nam quốc sơn hà” làm hoàn thiện hơn bản tuyên ngôn độc lập ngắn gọn đầu tiên của nước ta. Trong khi Lý Thường Kiệt chỉ dùng bốn câu ngắn ngủi để nhấn mạnh độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã có một bài cáo dài để lấp đi tất cả các khuyết điểm của Lý Thường Kiệt. Thay vì chỉ nói đơn giản “nam đế cư”, Nguyễn Trãi đã liệt kệ rõ các triều đại Việt Nam trước đó, làm rõ thêm cho chữ “đế” của Lý Thường Kiệt. “Định phận tại thiên thư”, sách trời thì quá xa vời với con người, dù biết trời cao đại diện cho sự đúng đắn và chính trực, tuy nhiên không ai có thể thấy, nhưng bài cáo lại lần nữa làm rõ khi nói “chứng cớ còn ghi”, tức ai nếu tìm hiểu đều sẽ thấy, không phải thứ bí ẩn bị che giấu gì. Tất cả như tăng thêm tính thuyết phục cho người đọc khi đề cập tới tính sở hữu lãnh thổ Việt Nam. Không như Lý Thường Kiệt chỉ buông một lời hăm dọa “lai xâm phạm… thủ bại hư”, “Đại cáo bình Ngô” đã hóa thực lời hăm dọa đó khi kể tên các chiến công lẫy lừng của nhân dân ta trong lịch sử chống và giết giặc. Nhấn mạnh tính chủ quyền cũng như cho mọi người cùng rõ đó không phải là một lời nói suông. Từ đó, “Đại cáo bình Ngô” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, làm hoàn thiện hơn phiên bản đầu tiên.

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy - Mẫu 7

Tuyên ngôn độc lập được hiểu là văn bản dùng để tuyên bố, khẳng định nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia, đặc biệt là sau khi quốc gia ấy vừa giành chiến thắng trong cuộc chống sự xâm lược của ngoại bang. Một tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập thì trước hết tác phẩm ấy phải viết trong hoặc sau một cuộc chiến. Nội dung của bản tuyên ngôn bao giờ cũng có ba nội dung: khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc; tuyên bố thắng lợi; tuyên bố hòa bình. Đối chiếu với những tiêu chuẩn ấy, “Bình Ngô đại cáo” đáp ứng đầy đủ.

Cáo là một thể loại quen thuộc, cũng như chiếu, biểu, hịch,… mà trong chốn cung cấm tôn nghiêm hay dùng để ban bố những sắc lệnh quan trọng trong một thời điểm của vua hoặc người đứng đầu. Nhưng “Bình Ngô đại cáo” là một bản đại cáo khác xa với ý nghĩa thông thường, mang tính thời vụ đó. Bởi Nguyễn Trãi đã đưa khát vọng, niềm tự hào, kiêu hùng của nhân dân và của chính bản thân ông để một văn kiện lịch sử nhằm thông báo sự kiện trọng đại có tính chất quốc gia này mang theo một sức sống trường tồn, bất hủ. 

“Bình Ngô đại cáo” là bài cáo được viết bằng cổ văn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”. Song, “Bình Ngô đại cáo” không phải chỉ được tiếp nhận chủ yếu như một văn bản hành chính mà còn được đón nhận như một kiệt tác văn chương. Vì thế khúc tráng ca bất diệt ấy lại trở thành một khúc khải hoàn về một kỉ nguyên mới của dân tộc, kỉ nguyên hoàn toàn độc lập, tự do.

Sê-khốp đã từng khẳng định: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn. Bởi tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. “Bình Ngô đại cáo” chính là một tác phẩm như thế. Tinh thần nhân văn được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài cáo trước hết nằm ở quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa của ông. Ngay từ đầu, Nguyễn Trãi đã khẳng định sự đấu tranh này là vì lợi ích của nhân dân:

“Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng đạo Nho, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhưng ở đây, với bốn chữ “yên dân”, “trừ bạo”, Nguyễn Trãi đã nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành một lý tưởng xã hội, một đạo lý dân tộc có giá trị đến muôn đời: việc nhân nghĩa ở đời cốt là lo cho dân được ấm no, giúp cho dân được yên ổn. Nguyễn Trãi đã khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại – dân là nòng cốt, là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia. “Yên dân”, tức là làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn, no đủ, hạnh phúc. Nhưng để được “yên dân” trước phải lo “trừ bạo”, có nghĩa phải vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, đánh tan quân xâm lược. 

Ở đây, có thể nói Nguyễn Trãi đã sử dụng tài tình nghịch lí “gậy ông đập lưng ông”: ông dùng chính những luận điểm kinh điển về nhân nghĩa của tư tưởng Trung Hoa từng được các bậc thánh hiền như Khổng Tử, Mạnh Tử,… đúc kết lại mà bọn tướng Minh đều đã thuộc nằm lòng để quật lại bọn chúng. Đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” không còn là một quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội, cả cuộc đời ông chưa từng có một giây phút nào ngưng lo nghĩ cho dân cho nước:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
(Cảnh ngày hè)

Bậc anh hùng ấy lo cho dân bằng tất cả tình thương tận sâu nơi đáy lòng. Dân giàu, nước mạnh, dân no đủ, nước thái bình, đây là giấc mơ Nguyễn Trãi luôn khắc khoải suốt cả cuộc đời dẫu cho cuộc đời ấy phải chịu nhiều đắng cay và oan khuất, hơn hết, nó còn là cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ đã đến lúc bật ra thành lời. Nếu giấc mơ kia là của bậc đại nhân, thì cái lõi tư tưởng của giấc mơ là của bậc đại trí. Đó là tư tưởng nhân nghĩa đã được Nguyễn Trãi vạch rõ ngay trong hai câu mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, một tư tưởng rất tiến bộ, tích cực, phù hợp với tinh thần của thời đại và cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Nguyễn Trãi nêu lên một tư tưởng đầy nhân văn để từ đó, đi đến khẳng định chân lý độc lập của dân tộc. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng, giọng điệu đầy hào hùng, khí thế, Bình Ngô đại cáo đã mở màn với những lời khẳng định “Đại Việt là đất nước của chúng ta”.

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”

Đây là đoạn văn đã chạm khắc vào lịch sử dân tộc những giá trị bất khả xâm phạm về nền độc lập một cách đầy đủ nhất. Lối lập luận so sánh sắc bén, đa chiều đã khẳng định những phương diện cốt lõi để định danh chủ quyền của mỗi quốc gia. Nếu thế kỉ XI lũ giặc Tống hồn xiêu phách lạc khi nghe âm hưởng của bài thơ thần Nam quốc sơn hà vang lên bên bến sông Như Nguyệt, hay đến thế kỉ XX thực dân Pháp cũng chẳng còn cái cớ nào kéo sang xâm phạm nước Nam sau khi nghe những lời dõng dạc của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập, thì ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định một cách hùng hồn về lãnh thổ Việt Nam với lũ giặc ngoại xâm. Chỉ một từ “ta” mang ý sở hữu, Nguyễn Trãi cũng đã dõng dạc khẳng định rằng lãnh thổ Đại Việt là bất khả xâm phạm. Chỉ một từ “ta” mà người đọc cũng có thể cảm nhận được giọng điệu tự hào, khí thế khi Nguyễn Trãi hùng hồn tuyên bố chủ quyền đất nước với quân giặc để rồi sau này, chúng ta gặp lại sự tự hào ấy trong thơ văn cách mạng của Nguyễn Đình Thi:

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
(Đất nước)

Hay Tố Hữu:

“Mây của ta, trời thắm của ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.”
(Ta đi tới)

Còn ở Nguyễn Trãi, ông không chỉ dừng lại ở từ “ta” mà còn đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập: nước Việt ta có nền văn hiến tự bao đời, có núi sông bờ cõi, ranh giới đã phân định, có phong tục tập quán phong phú, có các triều đại sánh ngang với “Hán, Đường, Tống, Nguyên”, có nhân tài phò vua diệt giặc. Còn nhớ trong “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt mới chỉ khẳng định bằng một phương diện đó là lãnh thổ, nhưng lại ở sách trời. Đến “Cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi mới nâng tầm chân lý độc lập lên nhiều phương diện rất cụ thể chứ không còn mơ hồ như trước. Tuy nhiên sức thuyết phục trong cách khẳng định độc lập chủ quyền này ở chỗ, nhà văn chính luận kiệt xuất ấy đem đặt trong thế so sánh giữa hai quốc gia Đại Việt với Đại Hán. Không xét đến các yếu tố lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, mà xét theo việc có hay không, thì cả năm yếu tố nhà văn chỉ ra hai đất nước, hai dân tộc đều tương xứng. Cách khẳng định chân lý độc lập vì thế mà có giá trị cao hơn, vừa chắc chắn vừa nâng tầm vị thế của dân tộc ta ngang hàng với Đại Hán, khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập là chân lý không thể chối cãi. Cái hay mà Nguyễn Trãi đem lại không những khẳng định được nền độc lập dân tộc mà còn cho thấy cả quá trình để sức sống độc lập ấy tồn tại đầy mãnh liệt.

Để nêu bật tư thế độc lập tự cường của dân tộc, Nguyễn Trãi đã sử dụng cách diễn đạt sóng đôi. Đại Việt và Trung Hoa đã bao đời song song tồn tại. Ông đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lý, Trần” của ta ngang hàng với “Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Trung Hoa, điều đó cho ta thấy, nếu không có một tình yêu nước nồng nàn, một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì làm sao có được sự so sánh tinh tế và sâu sắc như vậy. Ngoài ra, câu văn còn được tăng sức thuyết phục lên gấp bội khi Nguyễn Trãi sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu”,“đã chia”, “cũng khác”. Không chỉ có vậy, ông còn gọi các vị vua Đại Việt là “đế” khi trước nay hoàng đế phương Bắc chỉ xem vua nước Việt là Vương, điều này cũng góp phần quan trọng thể hiện ý thức về chủ quyền độc lập cao độ của tác giả.

Chỉ một đoạn văn nhỏ mà thấy cả dòng chảy lịch sử suốt năm trăm năm, với sáu lần đánh bại quân thù. Không còn điều gì có thể tự hào hơn, không còn điều gì có thể thay đổi chân lý đó. Những chứng cứ lịch sử năm xưa lại càng “khóa chặt” cho cơ sở lý luận về nền độc lập dân tộc, về sự chính nghĩa trong công cuộc trường chinh bảo vệ đất nước của vua tôi nhà hậu Lê.

Như vậy, Bình Ngô đại cáo đã ghi nhận một chân lý độc lập đầy mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục. Độc lập ấy có được không phải do trời định mà là do nhân định. Chính nhân dân bao đời là người đã gây dựng nền độc lập. Biết bao xương máu đã đổ xuống, biết bao sự đồng cam cộng khổ, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của nhân dân đã đổ xuống cả nghìn năm để dựng xây nên hình hài Tổ quốc. Vì thế, đó là điều “bất khả xâm phạm”. Suốt cả sáu trăm năm khi đất nước độc lập tự chủ, lần đầu tiên chân lý chủ quyền dân tộc được vang lên một cách dõng dạc, khí thế, tự hào đến vậy. Như vậy, có thể thấy tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc của Nguyễn Trãi mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống luôn chảy trong huyết quản của nòi giống Tiên Rồng. 

Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. Đại cáo Bình Ngô vì lẽ đó mở màn đầy đanh thép. Nền độc lập dân tộc với lý lẽ và dẫn chứng xác thực, trở nên vô cùng thiêng liêng và “bất khả xâm phạm”. Chân lý chủ quyền dân tộc vang lên đầy khí thế và tự hào. Đó chính là nền móng vững trãi, là cơ sở pháp lý, lí luận xác đáng để Nguyễn Trãi tiếp tục lên án những kẻ bạo ngược đã cố ý xâm phạm chủ quyền nước ta.

“Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi
Ô Mã Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.”

Nguyễn Trãi đã sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lý độc lập của Đại Việt, vừa là lời cảnh cáo đanh thép, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.

Ý kiến về Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy - Mẫu 8

Nếu như bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vang vọng trên tuyến sông Như Nguyệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam thì bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Sở dĩ gọi bài cáo “Bình Ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà.

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Với giọng thơ hào hùng, dứt khoát, giống như lời khẳng định chắc nịch “Nước Nam là của nhân dân Việt Nam”.

Ngay từ đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã dõng dạc vang lên:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng từ “như nước Đại Việt ta từ trước” là bởi vì trước đây Lý Thường Kiệt đã khẳng định:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời.

Tuy nhiên việc khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của Nguyễn Trãi hoàn toàn khác so với Lý Thường Kiệt. Nếu Lý Thường Kiệt xem việc khẳng định chủ quyền là do trời định, còn Nguyễn Trãi lại dựa vào nhân định. Đây là hai tư tưởng khác nhau giữa hai thời đại khác nhau. Nguyễn Trãi còn nhấn mạnh thêm, để có được độc lập, nhân dân ta đã phải đánh đổi rất nhiều máu và nước mắt. Đó chính là sự cống hiến của bao nhiêu thế hệ mới có được, không phải do trời ban, cũng không phải tự nhiên mà có:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Như vậy chủ quyền của Việt Nam, độc lập của Việt Nam có được vững bền là nhờ sự cống hiến của nhân dân, của sự đồng cam cộng khổ suốt mấy nghìn năm từ khi dựng nước đến giờ. Trung Quốc tuy lớn mạnh với những thời đại đã làm nên lịch sử vang dội, gây nhiều sóng gió nhưng Việt Nam vẫn luôn giữ vững ý chí, vẫn luôn cống hiến không ngừng nghỉ. Tuy là nước bé nhưng ý chí và nghị lực không hề bé. Đây chính là một tinh thần cần phải học tập và phát huy ngay cả trong thời bình. Độc lập chủ quyền mà dân tộc ta giành được nhờ vào sự đoàn kết toàn dân, vào phong tục, tập quán… Đây chính là lời khẳng định hùng hồn của Nguyễn Trãi: Bình ngô đại cáo.

Vì tất thảy những lẽ đó mà Nguyễn Trãi đã hô lên vang dội:

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Kiền khôn bĩ mà lại thái

Nhật nguyệt hối mà lại minh

Mặc dù lời thơ chùng xuống nhưng vẫn có sức nặng, sức vang dội đối với người đọc. Dân tộc ta đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, đã phải gồng mình chịu đựng sự xâm lược của bọn đế quốc, thực dân phong kiến. Kết quả của sự cố gắng đó chính là sự “vững bền”, “đổi mới” giang sơn. Nguyễn Trãi đã mượn hình ảnh to lớn, bao la của vũ trụ “càn khôn” và “nhật nguyệt” để nói lên sự trường tồn, thái bình, thịnh vượng của một quốc gia.

Nguyễn Trãi không tự cao vì những chiến công đó, ông còn khẳng định rằng sở dĩ đất nước được thịnh vượng, độc lập là do nhân dân ta luôn biết ơn tổ tiên đi trước:

Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng

Ngầm giúp đỡ mới được như vậy

Chúng ta nhận thấy một sự khiêm tốn rất tinh tế. Độc lập, chủ quyền của đất nước ta có được là nhờ cha ông, tổ tiên ở trên trời linh thiêng giúp đỡ, tạo ban phước lành. Đây chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn, một truyền thống rất sâu sắc của đất nước ta từ bao nhiêu đời nay.

Với những lý trên “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi thực sự là bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và sự thái bình thịnh vượng đáng được hưởng của một quốc gia.

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Những kiệt tác văn học ra đời không chỉ mang trong mình ý nghĩa văn chương mà còn mang cả tầm vóc lịch sử. “Bình Ngô đại cáo” chính là một kiệt tác như thế, không những là áng “thiên cổ hùng văn” của Nguyễn Trãi, “Cáo Bình Ngô” còn có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập. Ra đời sau chiến thắng giặc Minh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, bài cáo đã vút cao tinh thần độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước còn được nhân dân ghi nhắc đến muôn đời.

“Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”

Đó là lời ca tụng nổi tiếng của vua Lê Thánh Tông dành cho Nguyễn Trãi sau hơn hai mươi năm bị hàm oan tày trời. Trong suốt bao năm qua, Nguyễn Trãi luôn được nhớ tới như một truyền kỳ, vừa là một nhà tư tưởng, nhà chính trị đại tài của dân tộc – một bậc anh hùng toàn tài hiếm có, người đã có công trong việc phò tá vua Lê xây dựng nghiệp lớn, vừa là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của nền văn học trung đại Việt Nam. Trọn cả cuộc đời cống hiến cho nước, cho dân, lập được những kì tích sáng chói, Nguyễn Trãi trở thành một anh hùng dân tộc vĩ đại, kế tục truyền thống của Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… đời trước, sát cánh với người anh hùng cứu nước Lê Lợi đương thời. Chủ nghĩa anh hùng yêu nước của ông thể hiện rất rõ nét trong nhiều kiệt tác văn chương của ông. Cuộc đời và sự của ông được đúc kết trong câu thơ của Chế Lan Viên:

“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Ôn tâp lớp 10 trang 28 tập 2

Soạn bài Bình Ngô đại cáo

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 44, 45, 46 tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá