Với giải Câu hỏi trang 89 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai
Câu hỏi trang 89 Địa Lí 10: Đọc thông tin trong mục 2, hãy giải thích tại sao cần phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 2 (Phát triển năng lượng tái tạo).
Trả lời:
Phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì:
- Việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
- Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ:
+ Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.
+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.
+ Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Lý thuyết Phát triển năng lượng tái tạo
- Nguyên nhân: do việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu => các nước chú trọng phát triển năng lượng tái tạo.
- Các nguồn năng lượng tái tạo, gồm: Sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.
Các nguồn năng lượng tái tạo (minh họa)
- Mục đích sử dụng năng lượng tái tạo:
+ Đảm bảo cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.
+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.
+ Giảm phát thải nhà kính, giảm nhẹ biến đối khí hậu.
- Các quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo: Hoa Kì, Nhật Bản, Châu Âu…
Xem thêm lời giải Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 32: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề về công nghiệp
Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ