Giải Giáo dục công dân 9 Bài 2: Tự chủ

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 2: Tự chủ chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tự chủ lớp 9.

Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 2: Tự chủ

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 7 SGK GDCD 9: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình ?

Trả lời:

Trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình, bà Tâm đã:

+ Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con;

+ Gần gũi thương yêu con;

+ Tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS;

+ Vận động gia đình những người nhiễm HIV/AIDS không xa lánh họ.

Trả lời câu hỏi 2 trang 7 SGK GDCD 9: Theo em, bà Tâm là người như thế nào ?

Trả lời:

Bà Tâm người có đức tính tự chủ, không bi quan chán nản, có ý chí nghị lực vượt qua khó khăn, chính bà là chỗ dựa để con trai vượt qua bệnh tật và tiếp tục sống. 

Trả lời câu hỏi 3 trang 7 SGK GDCD 9: N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào ? Vì sao như vậy ?

Trả lời:

- Từ một học sinh ngoan, N trở thành kẻ nghiện ngập và trộm cắp:

+ N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe.

+ Trốn học liên miên, thi trượt tốt nghiệp lớp 9.

+ Đang buồn bạn bè rủ hút cần sa.. N bị nghiện.

+ Để có tiền chích hút, N tham gia trộm cắp và bị bắt.

- Vì N không có chính kiến, không có quan điểm riêng cũng như bản lĩnh trước những cám dỗ xung quanh mình. Do vậy, N không nhận thức hết hành vi và hậu quả của bản thân, không biết sửa chữa, hối cải mà tiếp tục sa ngã. Hành vi ấy gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, khiến cha mẹ buồn lòng, xấu hổ vì mình, gây nguy hiểm cho xã hội.

Trả lời câu hỏi 4 trang 7 SGK GDCD 9: Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào ?

Trả lời:

-  Trước mọi sự việc, người có tính tự chủ thường tỏ ra bình tĩnh không nóng nảy, vội vàng;

-  Khi gặp khó khăn không sợ hãi hoặc chán nản;

-  Trong cư xử với mọi người thường tỏ ra ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự

Trả lời câu hỏi 5 trang 7 SGK GDCD 9:  Vì sao con người cần phải biết tự chủ? 

Trả lời:

- Tính tự chủ rất cần thiết vì trong cuộc sống, con người luôn luôn gặp những tình huống đòi hỏi phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp. 

- Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.

- Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

Câu hỏi và bài tập (trang 8 SGK GDCD 9)

Câu 1 trang 8 SGK GDCD 9:  Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

a) Người tự chủ biết tự kiểm chế những ham muốn của bản thân ;

b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động ;

c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình ;

d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau ;

đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp ;

e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.

Trả lời:

-  Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e). Bởi vì: Những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ, thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn.

- Em không đồng tình với ý kiến (c) và (đ), vì người có tính tự chủ là người biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, không hành động một cách mù quáng theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội.

Câu 2 trang 8 SGK GDCD 9: Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.

Trả lời:

Ví dụ 1:

Bạn Hưng lớp em là người biết tự chủ, dù xung quanh Hưng có rất nhiều bạn bè ham chơi, hay trốn học đi chơi và rủ Hưng cùng đi, hay rủ Hưng cùng tham gia đánh nhau, nhưng Hưng không bao giờ nghe theo cái xấu, Hưng luôn là học sinh gương mẫu, biết giúp đỡ bố mẹ, học giỏi, được bạn bè thầy cô yêu quý.

Ví dụ 2:

Hoa và Lan là hai bạn thân chơi với nhau từ nhỏ. Một hôm, đang ở trong nhà, Hoa mới nghe tiếng gọi của Lan nên chạy ra. Chưa kịp hỏi có việc gì thì Hoa đã nghe những lời mắng thậm tệ của Lan. Hoa thực sự rất ngỡ ngàng và chưa biết lí do vì sao. Mẹ Hoa nghe Lan nói lời nặng nhẹ, cũng chạy ra và mắng lại Lan sao nói Hoa như vậy. Còn Hoa vẫn bình tĩnh, cản mẹ và bảo mẹ vào nhà để hỏi rõ ràng câu chuyện. Sau khi hạ hoả xong, Lan mới nói lại đầu đuôi câu chuyện cho Hoa, Hoa phì cười và nói Lan đã hiểu nhầm về cô ấy, Hoa đã giải thích và giúp Lan hiểu rõ ngọn ngành. Lan xin lỗi Hoa và mẹ Hoa.

Trong trường hợp này, Hoa là người tự chủ về suy nghĩ và hành động của mình, không vì những câu chửi mắng của bạn mà chửi lại bạn, Hoa còn bình tĩnh để Lan hạ giận sau đó kể lại câu chuyện rõ ràng để làm rõ mọi chuyện.

Câu 3 trang 8 SGK GDCD 9: Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.

Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?

Trả lời:

- Việc làm của Hằng biểu hiện của một người không có tính tự chủ, Hằng chỉ nên cho phép mình mua một bộ đồ mà cảm thấy mình thích nhất để mua. Ngược lại, Hằng lại thấy bộ nào cũng thích cũng đòi mua. Chính hành vi của Hằng đã làm mẹ bực mình.

- Em sẽ khuyên Hằng: Bạn làm như vậy là không nên, vì mẹ không thể chiều theo ý thích của Hằng để mua hết những bộ nào Hằng thích được. Bạn nên xin lỗi mẹ vì hành động chưa đúng của mình. Đồng thời nên suy nghĩ chín chắn, cân nhắc lựa chọn chỉ một món đồ mình thích nhất để xin phép mẹ mua cho.

Câu 4 trang 8 SGK GDCD 9: Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã có tính tự chủ chưa. (Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ khòng ? Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không ? v.v). Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng) và dự kiến cách ứng xử phù hợp.

Trả lời:

- Tự nhận xét: Bản thân em là người có tính tự chủ. Thể hiện:

+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không theo họ mà luôn giữ vững lập trường của mình, chăm lo học hành và tham gia các hoạt động xã hội.

+ Khi gặp khó khăn em không chán nản và đổ lỗi cho hoàn cảnh và nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân.

+ Khi gặp xích mích hay xung đột, em không tức giận gây gổ hay xúc phạm mọi người mà im lặng và bĩnh tĩnh tìm hướng giải quyết mâu thuẫn.

-   Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:

+ Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, trông em bé;

+ Giờ kiểm tra Toán bài khó quá không làm được, bạn bên cạnh cho chép bài nhưng em từ chối;

+ Bạn rủ em bỏ tiết, trôn học để đi chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên bạn không nên làm như thế;

+ Chủ nhật cùng các bạn đi xem phim, phải xếp hàng mua vé nhưng có người khác chen ngang, em ôn tồn yêu cầu người đó không nên làm thế, phải thể hiện nếp sống văn minh của người có văn hoá.

Đánh giá

0

0 đánh giá