Giải Địa Lí 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực

0.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực lớp 8.

Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 66 SGK Địa lí 8: 1. Quan sát hình 19.1, đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục.

2. Quan sát các hình 19.1, 19.2 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo?

3. Quan sát hình 19.3, 19.4 và 19.5, cho biết nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người.

Trả lời

1. Các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục

Giải Địa Lí 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực  (ảnh 1)

2. Các dãy núi cao và núi lửa của thế giới xuất hiện chủ yếu ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo, đặc biệt núi lửa được hình thành chủ yếu ở nơi hai mảng tách xa nhau (vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

3. Nội lực

- Các hiện tượng của nội lực: động đất, núi lửa.

- Ảnh hưởng của chúng lớn đời sống con người:

+ Động đất: phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống, gây thiệt hại về người...

+ Núi lửa: khi dung nham phong hoá tạo ra đất ba dan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp...

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 68 SGK Địa lí 8
 1. Quan sát các ảnh dưới đây, mô tả hình dạng địa hình trong ảnh và cho biết chúng được hình thành do các tác động nào của ngoại lực?

Giải Địa Lí 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực  (ảnh 2)

2. Sử dụng lược đồ hình 19.1 và kiến thức đã học, hãy tìm thêm ba ví dụ cho mỗi dạng địa hình.

Trả lời

1. Các dạng địa hình do tác động của ngoại lực

a) Bờ biển cao ở Ô-xtrây-li-a: dạng hàm ếch, khối đá bị bào mòn, đục thủng thành hình vòm cong. Do lực của gió và sóng biển tác động vào, phần mềm bị bóc đi, phần đá cứng còn lại tạo thành vòm cong.

b) Nấm đá badan ở Ca-li-phoóc-ni-a: dạng cây nấm, khối đá có chân nhỏ và mũ đá lớn. Hình thành do gió thổi cát bay bào mòn đá thành cột nấm. 

c) Cánh đồng lúa ở đồng bằng châu thổ sông Mê-nam: địa hình bằng phẳng, màu mỡ. Hình thành do phù sa sông Mê-nam bồi đắp.

d) Thung lũng sông ở vùng núi Áp-ga-ni-xtan: địa hình bị chia cắt, khúc khuỷu, sườn dốc. Hình thành do dòng chảy bào mòn và cuốn đi đài đá, làm cho thung lũng ngày càng mở rộng.

2. Ví dụ cho các dạng địa hình

- Núi: D. An-đet, D. An-pơ, D. Hi-ma-lay-a.

- Sơn nguyên: Trung Xi-bia, Tây Tạng, Bra-xin.

- Đồng bằng: ĐB. Đông Âu, ĐB. Mê Công, ĐB. Ấn-Hằng.

Câu hỏi và bài tập ( trang 69 SGK Địa lí 8)

Câu 1 trang 69 SGK Địa lí 8: Chọn trong sách giáo khoa Địa tí 8 ba cảnh quan tự nhiên thể hiện các dạng địa hình khác nhau và nêu những yếu tố tự nhiên chính tác động tạo nên các cảnh quan trong ảnh.

Trả lời

- Đồng bằng: cánh đồng lúa châu thổ sông Mê-nam (hình 19.6 c); do mưa rửa trôi đất và lắng đọng phù sa trên sông Mê-nam.

- Dãy núi: dãy Hoàng Liên Sơn  (hình 29.1); do hoạt động nâng lên của vận động tân kiến tạo.

- Sơn nguyên: sơn nguyên Tây Tạng (hình 1.2), do khối nền cố Trung tâm lục địa Bắc Á được nâng cao hơn. 

Câu 2 trang 69 SGK Địa lí 8: Nêu một số ví dụ về cảnh quan tự nhiên của Việt Namn thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoại lực.

Trả lời

- Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: mưa rửa trôi vật liệu trên núi chảy xuống dòng nước và sông Mê Công lắng đọng phù sa.

- Các cồn cát ở ven biển Quảng Bình, Quảng Trị: do gió thổi cát bay ven biển..

- Hang động núi đá vôi ở Phong Nha, Kẻ Bàng: do nước mưa làm phân hủy các chất ba-zơ trong núi dá vôi, hình thành các khối nhũ đá....

Câu 3 trang 69 SGK Địa lí 8: Địa phương em có những dạng địa hình nào? Chịu những tác động của của ngoại lực nào?

Trả lời

Ví dụ: Địa phương em có dạng địa hình: địa hình bằng phẳng, màu mỡ; hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp.

Lý thuyết Bài 19:Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

1. Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất

- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng từ trong lòng Trái Đất (phân hủy các chất phóng xạ, dịch chuyển của vật chất, phản ứng hóa học,...).

- Tác động của nội lực làm vỏ Trái Đất nâng lên hay hạ xuống ở nhiều nơi, tạo ra các hiện tượng uốn nếp hay đứt gãy.

+ Nội lực gây ra sự di chuyển của các mảng kiến tạo, tại ranh giới các mảng kiến tạo thường hình thành các dãy núi lớn , các hiện tượng động đất, núi lửa trên Trái Đất.

+ Trên thế giới có 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Á –Âu, Nam Cực, Ấn Độ và mảng Thái Bình Dương.

- Nội lực có xu hướng làm bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.

2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất

- Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

 - Nguyên nhân: Nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

- Tác nhân: khí hậu, các dạng nước, sinh vật.

- Tác động của ngoại lực đa dạng: làm cho các loại đá bị nứt vỡ, thay đổi tính chất và thành phần hóa học, tạo ra nhiều dạng địa hình độc đáo trên trái đất do dòng nước, do gió, băng hà, sóng biển.

- Kết quả: hình thành các đồng bằng châu thổ, thung lũng sông, nấm đá, cột đá, hàm ếch sóng vỗ…

- Ngoại lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất trở nên bằng phẳng hơn.




Đánh giá

0

0 đánh giá