Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus

5.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Sinh học lớp 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus

I. Khái niệm virus

Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, vô cùng nhỏ bé và sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus (ảnh 1)

Virus chứa vật chất di truyền (nucleic acid) và protein nhưng không có cấu tạo tế bào. Kích thước của virus rất nhỏ, 20 - 300 micromet.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus (ảnh 2)

II. Cấu tạo của virus

Virus được cấu tạo bởi 2 phần cơ bản: 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus (ảnh 3)

- Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA, mạch kép hoặc mạch đơn.

- Lớp vỏ capsid: cấu tạo từ protein là capsomer. Ngoài ra, một số virus có lớp vỏ ngoài (phosphplipid + protein) chứa gai glycoprotein giúp bám chặt vào vật chủ, nhận diện tế bào chủ để xâm nhập.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus (ảnh 4)

Dựa vào hình dạng của lớp capsid để pân loại virus:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus (ảnh 5)

II. Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ

Chu trình nhân lên của virus chỉ được thực hiện bên trong tế bào vật chủ. Quá trình này diễn ra rất nhanh.

Chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ gồm 5 giai đoạn: 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus (ảnh 6)

Chu trình tan: chu trình nhân lên kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào vật chủ, virus nhân lên theo chu trình này gọi là virus độc.

Chu tình tiềm tan: cho phép hệ gene của virus có thể tái bản, chúng không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào vật chủ.

Những virus có khả năng dùng cả hai chu trình tỏng một tế bào vật chủ gọi là virus ôn hòa.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus (ảnh 7)

Sơ đồ tư duy khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus (ảnh 8)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus

Câu 1: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là

A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.

B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.

C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.

D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.

Đáp án đúng là: D

Virus trần không có màng phospholipid kép. Ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.

Câu 2:Ghép tên loại virus (Cột A) sao cho phù hợp với các thụ thể (Cột B).

Loại virus (Cột A)

Thụ thể (Cột B)

(1) Virus kí sinh trên vi khuẩn

(a) Phân tử protein của vỏ capsid

(2) Virus trần

(b) Gai glycoprotein trên lớp màng ngoài

(3) Virus có màng bọc

(c) Đầu tận cùng của lông đuôi

A. 1 – c, 2 – b, 3 – a.

B. 1 – c, 2 – a, 3 – b.

C. 1 – b, 2 – a, 3 – c.

D. 1 – a, 2 – b, 3 – c.

Đáp án đúng là: B

1 – c: Virus kí sinh trên vi khuẩn có thụ thể là đầu tận cùng của các sợi lông đuôi.

2 – a: Virus trần có thụ thể là phân tử protein của vỏ capsid.

3 – b: Virus có màng bọc có thụ thể là gai glycoprotein trên lớp màng ngoài.

Câu 3: Chu trình nhân lên của virus gồm

A. 2 giai đoạn.

B. 3 giai đoạn.

C. 4 giai đoạn.

D. 5 giai đoạn.

Đáp án đúng là: D

Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và giải phóng.

Câu 4: Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

Đáp án đúng là: A

Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn hấp phụ trong chu trình nhân lên của virus.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau tronggiai đoạn xâm nhập của virus trần và virus có màng bọc?

A. Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

B. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.

C. Virus trần đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

D. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ.

Đáp án đúng là: A

Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

Câu 6: Virus là

A. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

B. dạng sống đơn bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

C. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào.

D. dạng sống có cấu tạo đa bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào.

Đáp án đúng là: A

Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

Câu 7: Vì sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?

A. Vì virus không có cấu tạo tế bào nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.

B. Virus có kích thước rất nhỏ nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ trước tác động của ngoại cảnh.

C. Virus có quá trình trao đổi chất mạnh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để lấy được nguồn chất dinh dưỡng dồi dào.

D. Virus rất mẫn cảm với chất kháng sinh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ khỏi tác động của chất kháng sinh.

Đáp án đúng là: A

Virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc vì virus không có cấu tạo tế bào dẫn đến không có khả năng trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.

Câu 8: Để nuôi cấy virus, các nhà khoa học sẽ phải dùng loại môi trường là

A. môi trường tự nhiên.

B. môi trường tổng hợp.

C. môi trường bán tổng hợp.

D. môi trường sinh vật.

Đáp án đúng là: D

Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc → Để nuôi cấy virus, các nhà khoa học sẽ phải dùng loại môi trường là môi trường sinh vật.

Câu 9: Thành phần cấu tạo chính của virus là

A. màng bọc và vỏ capsid.

B. vỏ capsid và gai glycoprotein.

C. màng bọc và gai glycoprotein.

D. lõi nucleic acid và vỏ capsid.

Đáp án đúng là: D

Thành phần cấu tạo chính của virus là: lõi nucleic acid và vỏ capsid.

Câu 10: Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia làm 2 loại là

A. virus trần và virus có màng bọc.

B. virus DNA và virus RNA.

C. virus ở thực vật và virus ở động vật.

D. virus trần và virus DNA.

Đáp án đúng là: A

Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia làm 2 loại là: virus trần và virus có màng bọc.

Câu 11:Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có màng bọc ra khỏi tế bào vật chủ?

A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.

B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.

C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.

D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.

Đáp án đúng là: C

Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoàilà hình thức phóng thích của virus trần.

Câu 12: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần là đặc điểm của giai đoạn

A. giải phóng.

B. hấp phụ.

C. lắp rắp.

D. sinh tổng hợp.

Đáp án đúng là: A

Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần là đặc điểm của giai đoạn giải phóng.

Câu 13: Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi RNA ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus A và B.Sau đó, tiến hành lấy lõi nucleic acid của chủng A kết hợp với vỏ capsid của chủng B để tạo thành virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết, khi tiến hành phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virus có cấu tạo gồm

A. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng B.

B. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng A.

C. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng A.

D. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng B.

Đáp án đúng là: C

Khi xâm nhập vào tế bào chủ, lõi nucleic acid sẽ quy định tổng hợp nên phần lõi và phần vỏ capsid của virus mới mà virus lai có lõi nucleic acid của chủng A → Virus mới sẽ có lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng A.

Câu 14:Vì sao sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản?

A. Vì từ một virus ban đầu có thể tạo ra vô số virus mới.

B. Vì từ một virus ban đầu chỉ có thể tạo ra hai virus mới.

C. Vì sự nhân lên của virus hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ.

D. Vì sự nhân lên của virus không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

Đáp án đúng là: C

Sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản vì: Sự nhân lên của virus hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ, từ một virus ban đầu tạo ra vô số virus mới do sự lắp ráp các thành phần một cách ngẫu nhiên.

Câu 15:Vì sao mỗi loại virus chỉ xâm nhập vào một số tế bào vật chủ nhất định?

A. Vì bề mặt của tế bào vật chủ được bảo vệ bởi một lớp protein chống lại sự xâm nhập của virus.

B. Vì bề mặt của virus có lớp vỏ ngoài hoặc vỏ capsid trơ với các thụ thể của tế bào vật chủ.

C. Vì virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa phân tử bề mặt của virus và thụ thể bề mặt tế bào.

D. Vì virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa thụ thể của virus và phân tử bề mặt tế bào.

Đáp án đúng là: C

Virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa phân tử bề mặt của virus và thụ thể bề mặt tế bào theo nguyên tắc “chìa và khóa”. Bởi vậy, mỗi loại virus chỉ có thể lây nhiễm một số tế bào vật chủ nhất định.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng

Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật

Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

Đánh giá

0

0 đánh giá