Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững

5.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Sinh học lớp 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững

I. Giới thiệu chương trình môn sinh học

1. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống.

Đối tượng nghiên cứu: là các sinh vật và các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học  ngày càng phân hóa chuyên sâu: sinh học phân tử, di truyền học, sinh học tiến hóa ...

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 1)

Quan hệ giữa đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu trong sinh học được thể hiện qua hình 1.1.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 2)

2. Mục tiêu của môn Sinh học

- Tìm hiểu cấu trúc và sự vận hành của các cấp độ tổ chức sống

- Điều khiển và tối ưu được nguồn tài nguyên sinh học (sinh vật) và phi sinh học (đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời…).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 3)

- Phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội.

3. Vai trò của Sinh học trong cuộc sống

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 4)

4. Các ngành nghề liên quan đến sinh học
 
Sinh học trong tương lai có thể phát triển theo hai hướng: mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vĩ mô (gene, enzyme ...) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển ...).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 5)

Thành tựu của nghiên cứu sinh học trong tạo giống vật nuôi, cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu; trong việc tạo ra các phương pháp điều trị bệnh mới; trong bảo vệ môi trường ...

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 6)

5. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng

Học môn Sinh học giúp em chọn nhiều ngành nghề khác nhau, từ nghiên cứu, giảng dạy đến sản xuất, chăm sóc sức khỏe hay hoạch định chính sách.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 7)

II. Sinh học và sự phát triển bền vững

1. Vai trò của sinh học trong quá triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 8)

Sinh học cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 9)

Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 10)

Sinh hoc đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 11)

2. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

Tuy vậy, một số thành tựu trong sinh học như chuyển gene ở động vật cũng gây nên những tranh luận trái chiều liên quan đến đạo đức xã hội.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững (ảnh 12)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững

Câu 1: Cho các hướng nghiên cứu sau:

(1) Tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh

(2) Tìm ra các biện pháp mới trong xử lí ô nhiễm môi trường

(3) Tìm ra các biện pháp mới trong tạo dựng trải nghiệm thực tế ảo

(4) Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu

Số hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai là: (1), (2), (4).

Câu 2: Nối thành tựu của các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai (cột A) với vai trò đối với cuộc sống (cột B) để được nội dung đúng.

Cột A

Cột B

(1) Tạo ra cây trồng chuyển gene chịu hạn, chịu mặn

(2) Tìm ra giải pháp ứng dụng cho liệu pháp gen

(3) Tìm kiếm các enzyme mới để ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, phô mai,…

(4) Tạo ra nấm biến đổi gene có khả năng phân giải các chất gây ô nhiễm

(a) Góp phần điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người

(b) Góp phần mở rộng và cải tiến quy trình sản xuất thực phẩm

(c) Góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình biến đổi khí hậu

(d) Góp phần bảo vệ môi trường

Phương án đúng là

A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

B. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.

C. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.

D. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b.

Đáp án đúng là: C

(1) Tạo ra cây trồng chuyển gene chịu hạn, chịu mặn → (c) Góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình biến đổi khí hậu.

(2) Tìm ra giải pháp ứng dụng cho liệu pháp gen → (a) Góp phần điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người.

(3) Tìm kiếm các enzyme mới để ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, phô mai,… → (b) Góp phần mở rộng và cải tiến quy trình sản xuất thực phẩm.

(4) Tạo ra nấm biến đổi gene có khả năng phân giải các chất gây ô nhiễm → (d) Góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 3: Nhóm lĩnh vực khoa học nào sau đây được hình thành nhờ sự tích hợp giữa sinh học và các lĩnh vực khoa học khắc?

A. Tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học.

B. Tin sinh học, sinh học tiến hóa, sinh học vũ trụ.

C. Tin sinh học, phỏng sinh học, sinh học tiến hóa.

D. Sinh học vũ trụ, phỏng sinh học, sinh học tiến hóa.

Đáp án đúng là: A

Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp các lĩnh vực khoa học khác nhau hình thành nên những lĩnh vực khoa học mới: tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học,...

Câu 4: Ngành nghề nào sau đây không có sự liên quan đến sinh học?

A. Ngành Chăn nuôi.

B. Ngành Dược học.

C. Ngành Lâm nghiệp.

D. Ngành Cơ khí.

Đáp án đúng là: D

Ngành Chăn nuôi, ngành Dược học, ngành Lâm nghiệp đều là những ngành nghề liên quan đến sinh học.

Câu 5: Nối các thành tựu của sinh học (cột A) với ngành nghề tương ứng (cột B) để được nội dung đúng.

Cột A

Cột B

(1) Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu

(2) Tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ ghép tạng, liệu pháp gene, kĩ thuật tế bào gốc,...

(3) Tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao

(4) Tìm ra các chế phẩm sinh học, các quy trình công nghệ tiên tiến góp phần xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lí sự cố tràn dầu,…

(a) Y học và dược học

(b) Bảo vệ môi trường

(c) Công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm

(d) Nông nghiệp

 

A. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b.

B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

C. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.

D. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.

Đáp án đúng là: A

Trong nông nghiệp: tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong y học và dược học: tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ ghép tạng, liệu pháp gene, kĩ thuật tế bào gốc,...

Trong công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm: tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao.

Trong bảo vệ môi trường: tìm ra các chế phẩm sinh học, các quy trình công nghệ tiên tiến góp phần xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lí sự cố tràn dầu,…

Câu 6: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là

A. tính biến dị và di truyền ở các loài sinh vật.

B. sự khác biệt giữa thế giới sống và thế giới không sống.

C. mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường sống.

D. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm,… và con người.

Đáp án đúng là: A

Sinh học là khoa học về sự sống nên đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm,... và con người.

Câu 7: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc lĩnh vực nghiên cứu của sinh học?

A. Sinh lí học.

B. Hóa sinh học.

C. Sinh thái học.

D. Tinh thể học.

Đáp án đúng là: D

Tinh thể học không phải là lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

Câu 8: Cho các mục tiêu sau:

(1) Góp phần hình thành thế giới quan khoa học

(2) Góp phần hình thành yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên

(3) Góp phần hình thành khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo

(4) Hình thành, phát triển năng lực sinh học như năng lực nhận thức sinh học,…

Số mục tiêu của môn Sinh học là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Mục tiêu của môn Sinh học là góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo đồng thời giúp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học: nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

Câu 9: Trong cuộc sống, sinh học không có vai trò nổi bật trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm.

C. Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp điện tử.

Đáp án đúng là: D

Sinh học có nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh; cung cấp lương thực, thực phẩm; tạo không gian sống và bảo vệ môi trường;…

Câu 10: Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng là

A. nghiên cứu ở cấp độ vi mô và nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô.

B. nghiên cứu ở cấp độ tế bào và nghiên cứu ở cấp độ cơ thể.

C. nghiên cứu ở cấp độ phân tử và nghiên cứu ở cấp độ tế bào.

D. nghiên cứu ở cấp độ cơ thể và nghiên cứu ở cấp độ hệ sinh thái.

Đáp án đúng là: A

Trong tương lai, sinh học phát triển theo hai hướng: mở rộng nghiên cứu ở cấp độ vi mô (gene, enzyme,...) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển,…).

Câu 11: Phát triển bền vững là

A. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.

B. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.

C. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

D. sự phát triển nhằm kìm hãm nhu cầu của thế hệ hiện tại để không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Đáp án đúng là: C

Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) thông qua năm 1987 được hiểu là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Câu 12: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau gồm

A. hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ kinh tế.

B. hệ văn hóa, hệ xã hội và hệ kinh tế.

C. hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ xã hội.

D. hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế.

Đáp án đúng là: D

Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau gồm hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế.

Câu 13: Sinh học góp phần đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng các hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây chính là vai trò của sinh học trong

A. giải quyết các vấn đề xã hội.

B. bảo vệ môi trường.

C. phát triển kinh tế.

D. đảm bảo an ninh lương thực.

Đáp án đúng là: B

Trong bảo vệ môi trường, sinh học góp phần đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng các hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Câu 14: Đạo đức sinh học là

A. những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu sinh học.

B. những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.

C. những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.

D. những quy tắc ứng xử phù hợp với nhận thức cá nhân trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.

Đáp án đúng là: C

Đạo đức xã hội là những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.

Câu 15: Cho các hoạt động sau:

(1) Nhân bản vô tính người

(2) Chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm

(3) Tạo ra những vi sinh vật biến đổi gene để sản xuất enzyme

(4) Sử dụng con người để thử nghiệm thuốc mà không thông báo về tác dụng phụ

Những hoạt động vi phạm đạo đức sinh học là

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (3), (4).

Đáp án đúng là: C

Những hoạt động vi phạm đạo đức sinh học là: (1), (2), (4).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức của thế giới sống

Bài 4: Giới thiệu chung về tế bào

Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Đánh giá

0

0 đánh giá