Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á lớp 8.
Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận 1 trang 37 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 11.1, em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của Nam Á?
Trả lời:
Dân cư Nam Á phân bố không đều:
- Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hằng, đồng bằng ven biển chân núi dãy Gát Đông và Gát Tây và vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a.
+ Dân cư tập trung đông đúc, tập trung nhiều đô thị trên 8 triệu dân (Niu Đê-li, Mum-bai, Côn-ca-ta...)
+ Do đây là khu vực đồng bằng, mưa lớn, khí hậu nóng ẩm, vị trí dễ dàng giao lưu với các khu vực trên thế giới.
- Thưa thớt ơ vùng Tây Bắc và trên sơn nguyên Đê-can, đây là hai khu vực khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, mưa ít.
Trong hai khu vực đó, khu vực nào có mật độ dân số cao hơn?
Phương pháp giải:
Quan sát bảng 11.1:
- Ở cột "Dân số 2001", so sánh số liệu và chọn ra 2 khu vực đông dân nhất châu Á.
- Để biết khu vực nào có mật độ dân số cao hơn, áp dụng công thức sau để tính mật độ dân số của từng khu vực => So sánh:
Mật độ dân số (người/km²) = Dân số : Diện tích
Lưu ý: Đổi đơn vị của "Diện tích" từ "nghìn km²" sang "km²"; "Dân số" từ "triệu người" sang người.
Trả lời:
- Hai khu vực đông dân nhất châu Á là: Đông Á và Nam Á.
- Mật độ dân số của Nam Á cao hơn Đông Á (302 người/km2 > 128 người/km2).
Trả lời câu hỏi thảo luận 3 trang 39 SGK Địa lí 8: Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?
Trả lời:
- Nhận xét: cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng
+ Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).
+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).
⟹ Sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.
Bài tập (trang 40 sgk Địa lí 8)
Trả lời:
Các quốc gia:
(1) Pakixtan; (2) Ấn Độ; (3) Nê-pan; (4) Bu-tan; (5) Băng-la-đét; (6) Xri Lan-ca; (7) Manđivơ.
Trả lời:
Dân cư Nam Á phân bố không đều:
- Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các vùng có lượng mưa lớn: đồng bằng sông Hằng, đồng bằng ven biển chân núi dãy Gát Đông và Gát Tây và vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a.
+ Dân cư tập trung đông đúc, tập trung nhiều đô thị trên 8 triệu dân (Niu Đê-li, Mum-bai, Côn-ca-ta...)
+ Do đây là khu vực đồng bằng, mưa lớn, khí hậu nóng ẩm, vị trí dễ dàng giao lưu với các khu vực trên thế giới.
- Thưa thớt ở vùng Tây Bắc và trên sơn nguyên Đê-can, đây là hai khu vực khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, mưa ít.
Trả lời:
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...).
+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt...
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông...
+ Các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.
Trả lời:
Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.
- Về công nghiệp:
+ Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính:công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.
+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính..)
- Về nông nghiệp:
+ Không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
- Về dịch vụ: phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.
Lý thuyết Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
1. Dân cư
- Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km2
- Dân cư phân bố không đồng đều:
+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.
+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Trước đây, Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh trong gần 200 năm, cung cấp nguyên liệu cho đến quốc, năm 1947 giành được độc lập.
- Tình hình chính trị, xã hội không ổn định, nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.
- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
+ Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác như công nghệ phần mềm, điện tử, máy tính…
+ Hai trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là Côn-ca-ta và Mum-bai.
+ Là nước công nghiệp top 10 thế giới.
+ Thực hiện cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng trong nông nghiệp góp phần giải quyết được tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.
+ Dịch vụ cũng đang phát triển.