Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,56 s

8.8 K

Với giải Bài 2 trang 64 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Bài 2 trang 64 KHTN lớp 7: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,56 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?

Phương pháp giải:

Biểu thức tính tốc độ: v=st

1 m/s = 3,6 km/h

Trả lời:

Tốc độ của ô tô là: v=st=100,5617,86(m/s)=64,3(km/h)

=> Tốc độ của ô tô vượt quá giới hạn cho phép quy định trên làn đường (60 km/h).

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép?

A. Nhỏ hơn 0,64 s.

B. Lớn hơn 0,64 s.

C. Lớn hơn 0,7 s.

D. Nhỏ hơn 0,7 s.

Đáp án đúng là: B

Tốc độ giới hạn là 45 km/h = 12,5 m/s

Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc để không vượt quá tốc độ cho phép là:

 

Vậy để không vượt quá tốc độ cho phép thời gian đi giữa hai vạch mốc phải lớn hơn 0,64s.

Câu 2: Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ được quy định như sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Tốc độ và an toàn giao thông (ảnh 1)

Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Tốc độ của xe càng lớn thì khoảng cách an toàn tối thiểu càng lớn.

B. Tốc độ của xe càng nhỏ thì khoảng cách an toàn tối thiểu càng lớn.

C. Tốc độ lưu hành của xe không ảnh hưởng đến khoảng cách an toàn của xe.

D. Tốc độ của xe càng lớn thì khoảng cách an toàn tối thiểu càng nhỏ.

Đáp án đúng là: A

Tốc độ lưu hành của xe càng lớn thì khoảng cách an toàn tối thiểu càng lớn.

Tốc độ của xe càng lớn, càng cần nhiều thời gian hơn để dừng xe lại. Nói cách khác, quãng đường từ lúc phanh đến lúc xe dừng càng dài, tức là quãng đường dừng xe an toàn càng lớn.

Câu 3: Tại sao khi xe đang chạy, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước của mình?

A. Để đảm bảo tầm nhìn với xe phía trước.

B. Để tránh va chạm khi xe phía trước đột ngột dừng lại.

C. Để tránh khói bụi của xe phía trước.

D. Để giảm thiểu tắc đường.

Đáp án đúng là: B

Khi dừng xe, xe sẽ chuyển động một đoạn rồi mới dừng lại. Vì vậy khi xe đang chạy cần phải điều khiển tốc độ giữ khoảng cách an toàn với xe liền trước mình để tránh va chạm khi xe phía trước đột ngột dừng lại.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 62 KHTN lớp 7: Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?...

Câu hỏi thảo luận 1 trang 62 KHTN lớp 7: Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì?....

Câu hỏi thảo luận 2 trang 63 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 11.2 và cho biết những lỗi vi phạm nào chiếm tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông....

Câu hỏi thảo luận 3 trang 63 KHTN lớp 7: Từ các thông tin trong Hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông....

Câu hỏi thảo luận 4 trang 63 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 11.3 và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn....

Câu hỏi thảo luận 5 trang 64 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:...

Luyện tập trang 64 KHTN lớp 7:

- Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường (hình dưới)...

Vận dụng trang 64 KHTN lớp 7: Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn....

Bài 1 trang 64 KHTN lớp 7: Những điều sau đây giúp giao thông trên đường bộ được an toàn như thế nào?...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Đo tốc độ

Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Bài 12: Mô tả sóng âm

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Bài 14: Phản xạ âm

Đánh giá

0

0 đánh giá