Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
Câu 1: Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?
A. Cao nguyên.
B. Đồng bằng.
C. Đồi.
D. Núi.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/145, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây
A. Lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
B. Công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.
C. Công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
D. Thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/145, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
A. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
B. Thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
C. Có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
D. Độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
Lời giải
Đáp án A.
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Câu 4: Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
Lời giải
Đáp án D.
Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, một số cao nguyên điển hình như: Lâm Viên, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.
Câu 5: Đồng bằng châu thổ nào sau đây có diện tích lớn nhất ở nước ta?
A. Đồng bằng Thanh Hóa.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng Nghệ An.
Lời giải
Đáp án C.
Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6: Núi già thường có đỉnh là
A. Phẳng.
B. Nhọn.
C. Cao.
D. Tròn.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/143, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7: Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?
A. 4 loại.
B. 5 loại.
C. 2 loại.
D. 3 loại.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/144, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8: Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc
A. Núi thấp.
B. Núi già.
C. Núi cao.
D. Núi trẻ.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/143, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là
A. Trên 500m.
B. Từ 300 - 400m.
C. Dưới 300m.
D. Từ 400 - 500m.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/145, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10: Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia làm
A. Núi cao và núi thấp.
B. Núi già và núi trẻ.
C. Núi thấp và núi trẻ.
D. Núi cao và núi già.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/143, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11: Khoáng sản nhiên liệu không phải là
A. Mangan.
B. Khí đốt.
C. Than bùn.
D. Dầu mỏ.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12: Địa hình các-xtơ không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thành do quá trình uốn nếp.
B. Địa hình độc đáo vùng núi đá vôi.
C. Hình thành do quá trình đứt gãy.
D. Ngọn núi lởm chởm và sắc nhọn.
Lời giải
Đáp án C.
Địa hình các-xtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi, đỉnh ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn, có các hang động rộng và dài. Địa hình các-xtơ hình thành do quá trình phong hóa hóa học (ngoại lực): nước ngầm ngấm xuống hòa tan các chất bazơ dễ tan trong đá vôi, tạo nên các hang động đẹp cũng như nhũ đá kì thú => Nhận xét địa hình các-xtơ hình thành do quá trình uốn nếp (nội lực) là không đúng.
Câu 13: Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành
A. Nhiên liệu.
B. Kim loại.
C. Phi kim loại.
D. Nguyên liệu.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 14: Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?
A. Titan.
B. Đồng.
C. Crôm.
D. Sắt.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 15: Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?
A. Crôm, titan, mangan.
B. Apatit, đồng, vàng.
C. Than đá, dầu mỏ, khí.
D. Đồng, chì, kẽm.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Phần 2: Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
1. Các dạng địa hình chính
* Núi
- Khái niệm: Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Đặc điểm
+ Thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
+ Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
+ Dưới chân núi là thung lũng - nơi tích tụ các sản phẩm bị xâm thực.
- Phân loại
+ Dựa vào độ cao: núi thấp, núi trung bình và núi cao.
+ Dựa vào thời gian hình thành: núi già và núi trẻ.
* Đồng bằng
- Đổng bằng là dạng địa hình thấp.
- Đặc điểm
+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.
+ Độ cao thường dưới 200m so với mực nước biển.
+ Đồng bằng cao: có độ cao từ 200m đến 500m.
- Phân loại
+ Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà.
+ Đồng bằng bồi tụ do phù sa sông hoặc phù sa biển.
* Cao nguyên
- Cao nguyên là vùng rộng lớn.
- Đặc điểm
+ Địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.
+ Độ cao từ 500m đến 1.000 m so với mực nước biển.
+ Cao nguyên thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp hơn.
* Đồi
- Đồi là dạng địa hình nhô cao.
- Đặc điểm
+ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
+ Độ cao không quá 200m.
+ Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.
+ Thường tập trung thành vùng lớn.
* Địa hình cac-xtơ
- Địa hình cac-xtơ là dạng địa hình độc đáo.
- Hình thành do các loại đá bị hoà tan bởi nước tự nhiên (đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan).
- Phân bố: Địa hình cacxtơ rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
- Giá trị: Có giá trị du lịch, nghiên cứu khoa học,…
2. Khoáng sản
- Khái niệm
+ Đá có thành phần chủ yếu là khoáng vật.
+ Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên của khoáng vật được con người khai thác và sử dụng.
- Phân loại
+ Theo trạng thái vật lý: khoáng sản rắn, lỏng và khoáng sản khí.
+ Theo thành phần và công dụng: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại và nước ngầm.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Trắc nghiệm Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
Trắc nghiệm Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
Trắc nghiệm Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió
Trắc nghiệm Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu