Giải Địa Lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

1.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á lớp 8.

Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 34 SGK Địa lí 8: Dựa vào hình 10.1 (SGK trang 33). em hãy:

-  Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á.

-  Kể các miền địa hình chính từ bắc xuống nam.

Giải Địa Lí 8 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Trả lời: 

* Vị trí địa lí:

- Giới hạn: Nằm trong khoảng vĩ độ 70B đến 380B và 600Đ đến 980Đ.

+ Nằm ở rìa phía Nam của lục địa Á- Âu.

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc và Ca-dăc-xtan.

+ Phía Nam Đông Nam giáp vịnh Ben-gan, phía Tây Nam giáp Biển A-rập.

* Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

- Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.

- Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rập đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

- Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 34 SGK Địa lí 8:

1. Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

2. Dựa vào hình 10.2, em có nhận xét gì về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?

Giải Địa Lí 8 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 2)

Lời giải:

Câu 1: Phương pháp giải:

Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học.

Trả lời:

Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.

Câu 2: Phương pháp giải:

Dựa vào hình 10.2.

Trả lời:

Sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á không đều:

- Vùng có lượng mưa lớn nhất (trên 1000 mm): dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng sông Hằng và dải đồng bằng ven biển phía tây dãy Gat Tây.

- Vùng có lượng mưa trung bình (751 - 1000 mm): phía nam dãy Gat Đông, nội địa phía đông sơn nguyên Đề-can.

- Vùng có lượng mưa ít (251 – 750 mm): nội địa phía tây sơn nguyên Đề-can, 1 phần phía nam đồng bằng Ấn-Hằng.

- Vùng có lượng mưa rất ít (dưới 250 mm): tây bắc bán đảo Ấn Độ, hạ lưu sông Ấn.

Bài tập (trang 36 sgk Địa lí 8)

Bài 1 trang 36 SGK Địa lí 8: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?

Trả lời:

Nam Á có ba miền địa hình gồm:

- Phía bắc: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình 320 – 400 km. Là ranh giới quan trọng giữa khu vực Nam Á và Trung Á.

- Giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 – 350 km.

- Phía nam: Sơn nguyên Đê–can tương đối thấp, bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông là các dãy Gát Tây, Gát Đông.

Bài 2 trang 36 SGK Địa lí 8: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:

- Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa > 1000mm).

- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng (>1000 mm).

- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).

- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251– 750 mm).

Bài 3 trang 36 SGK Địa lí 8: Hãy cho biết các sông và cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á.

Trả lời:

- Các con sông chính của Nam Á:

+ Sông Ấn: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy hướng Bắc – Nam đổ ra biển A-rập.

+ Sông Hằng: bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra vịnh Ben-gan.

+ Sông Bra-ma-pút: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra vịnh Ben-gan.

- Cảnh quan thiên nhiên Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Lý thuyết Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

1. Vị trí địa lí và địa hình

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía nam châu Á (40B đến 380B).

+ Tiếp giáp:biển A-rap, vịnh Ben - gan và khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Địa hình:

+ Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ nhất thế giới, chạy theo hướng tây bắc – đông nam; đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á.

+ Ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng, rộng và bằng phẳng, dài hơn 3000 km chạy vắt ngang từ biển A-rap đến vịnh Ben-gan, bề rộng từ 250 – 350 km.

+ Phía Nam: sơn nguyên Đê-can nằm kẹp giữa dãy Gát Đông và Gát Tây.

2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên

a) Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới.

- Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

+ Dãy Hi-ma-lay-a: khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp.

+) Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sường bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.

+) Sườn bắc chắn gió mùa đông bắc nên phía nam Himalaya không quá lạnh như những nơi cùng vĩ độ ở Việt Nam.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan: khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 – 500mm. Phía đông có lượng mưa nhiều nhất thế giới.

=> Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

b) Sông ngòi và cảnh quan

 - Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Đánh giá

0

0 đánh giá