Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khu vực Tây Nam Á lớp 8.
Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
Trả lời câu hỏi giữa bài
- Tiếp giáp với các vịnh, biển, các khu vực và châu lục nào.
- Nằm trong khoảng các vĩ độ nào?
Phương pháp giải:
Quan sát lược đồ tự nhiên Tây Nam Á (hình 9.1 SGK).
Trả lời:
- Tiếp giáp:
+ Phía bắc giáp biển Ca-xpi, biển Đen và khu vực Trung Á.
+ Phía tây giáp biển Địa Trung Hải, biển Đỏ và châu Phi.
+ Phía đông giáp vịnh Pec-xích và khu vực Nam Á.
+ Phía đông nam giáp biển A-rap.
- Nằm trong khoảng vĩ độ: 120B đến 420B.
1. Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam khu vực Tây Nam Á.
2. Dựa vào hình 9.1 và hình 2.1, em hãy kể tên các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á.
Lời giải:
Câu 1: Phương pháp giải:
Quan sát hình 9.1, xác định các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam khu vực Tây Nam Á.
Trả lời:
Các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam gồm:
- Phía đông bắc là miền núi cao trên 2000 m và 500 – 2000 m, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên Iran.
- Ở giữa là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn (độ cao dưới 500 m).
- Phía tây nam là:
+ Sơn nguyên A-rap có độ cao 500 - 2000 m.
+ Các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li).
+ Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Câu 2: Phương pháp giải:
Dựa vào hình 9.1 và hình 2.1.
Trả lời:
Các đới khí hậu và kiểu khí hậu của Tây Nam Á:
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Kiểu cận nhiệt địa trung hải.
+ Kiểu cận nhiệt lục địa.
+ Kiểu khí hậu núi cao.
- Đới khí hậu nhiệt đới: Kiểu nhiệt đới khô.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 31 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào? Kể tên quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.
Trả lời:
- Các quốc gia Tây Nam Á: Ả -rập Xê-út, Y-ê-men, Ô-man, I-ran, I-rắc, Xi-ri, Cô-oét, Ca-ta, Ba-ranh, Giooc-đa-ni, Pa-let-tin, I-xra-en, Li-băng, Síp, Thổ Nhĩ Kì, Ac-mê-ni-a, Gru-đi-a, A-dec-bai-gian, Áp-ga-ni-xtan.
- Quốc gia có diện tích lớn nhất: A-rập Xê-út
- Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Ba-ranh.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 31 SGK Địa lí 8: Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó?
Trả lời:
Tây Nam Á có thể phát triển cả ba ngành kinh tế cơ bản:
- Nông nghiệp: canh tác cây lương thực, hoa màu nhờ có vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ở giữa, ngoài ra khu vực sơn nguyên đồi núi thấp có thể chăn thả gia súc lớn.
- Công nghiệp: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ với nguồn dầu mỏ giàu có nhất trên thế giới.
- Thương mại: hoạt động buôn bán xuất khẩu dầu mỏ với thế giới phát triển mạnh mẽ.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 31 SGK Địa lí 8: Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến khu vực nào?
Trả lời:
Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến khu vực Đông Á (Nhật Bản), châu Đại Dương, châu Âu, Bắc Mỹ (Hoa Kì và Canada).
Bài tập (trang 32 sgk Địa lí 8)
Trả lời:
Vị trí địa lí Tây Nam Á:
- Giới hạn vị trí lãnh thổ:
+ Nằm giữa khoảng vĩ tuyến 120B đến 420B (quốc gia: Gru-di-a và Y-ê-men)
+ Nằm giữa kinh tuyến 260Đ đến 730Đ (quốc gia: Thổ Nhĩ Kì và )Áp-ga-ni-xtan).
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pec-xích và biển A-rap.
+ Phía Bắc giáp khu vực Trung Á, phía Đông giáp Nam Á, phía Tây giáp châu Phi qua kênh đào Xuy-ê.
Trả lời:
Sự phân bố các dạng địa hình Tây Nam Á:
- Phía đông bắc: Địa hình chủ yếu là dãy núi cao trên 2000m và 500 -2000m.
- Phía tây nam:
+ Sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m.
+ Các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li).
+ Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam.
- Ở giữa là đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500m).
Trả lời:
Khó khăn:
* Về tự nhiên:
- Khí hậu:
+ Quanh năm bị thống trị bởi khối khí nhiệt đới khô nên khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
+ Vùng nội địa bán đảo A-rập hình thành các hoang mạc lớn khô hạn, đất đai khô cằn, sông ngòi kém phát triển ⟹ khó khăn cho hoạt động phát triển kinh tế của vùng.
- Sông ngòi: kém phát triển.
- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.
- Dân cư –xã hội:
+ Khu vực dễ xảy ra tranh chấp xung đột về nguồn tài nguyên dầu mỏ, là miếng mối béo bở mà các nước tư bản luôn dòm ngó, xâu xé ⟹ chính trị bất ổn.
+ Mâu thuẫn nội bộ gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong khu vực.
+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo, xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan gây khủng bố, bắt cóc...
Lý thuyết Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.
- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.
- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.
=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.
2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:
+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.
+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.
- Khí hậu khô hạn.
- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Sông ngòi kém phát triển.
- Tài nguyên:
+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.
+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị
Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
- Dân cư:
+ Quy mô: 286 triệu người (năm 2001), chủ yếu là người A-rập theo đạo Hồi.
+ Phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước ngọt.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: phần lớn dân cư làm nông nghiệp (trồng lúa mì, chà là, bông và chăn nuôi du mục).
+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển nhất.
- Chính trị: là khu vực bất ổn, xảy ra nhiều cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa các dân tộc, các phe phái chính trị có nguồn gốc từ tranh giành tài nguyên.
=> Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống người dân.
l
2024-10-20 20:50:25