Dưới góc độ phòng bệnh, tại sao nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã

686

Với giải Câu 1 trang 154 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

Câu 1 trang 154 Sinh học 10Dưới góc độ phòng bệnh, tại sao nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã?

Phương pháp giải:

- Khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và điều này đã được thấy rõ qua các đại dịch xảy ra trên thế giới như HIV, Ebola, H5N1, SARS, vi rút đậu mùa,…

Lời giải chi tiết:

- Khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và điều này đã được thấy rõ qua các đại dịch xảy ra trên thế giới như HIV, Ebola, H5N1, SARS, vi rút đậu mùa,…

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Các chủng virus cúm khác nhau về

A. chấtcấu tạolõi nucleic acid.

B. chấtcấu tạo lớp vỏ ngoài.

C. loại enzyme phiên mã ngược.

D. loại tổ hợp gai glycoprotein.

Đáp án đúng là: D

Người ta chia virus cúm thành 16 phân nhóm khác biệt nhau bởi gai H (H1,… H16) và thành 9 nhóm khác nhau bởi gai N (N1,… N9), sự tổ hợp của các gai H và N tạo ra nhiều chủng virus cúm khác nhau.

Câu 2: Sự lây nhiễm của virus cúm khác virus HIV ở điểm

A. RNA của virus cúm được sử dụng trực tiếp để tạo ra RNA và protein của virus mới.

B. vỏ ngoài của virus được dung hợp với màng tế bào để đưa hạt virus vào trong tế bào chất.

C. các hạt virus mới được lắp ráp và giải phóng ra bên ngoài tế bào bằng con đường xuất bào.

D. sự hấp phụ được thực hiện nhờ các gai glycoprotein trên vỏ ngoài tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.

Đáp án đúng là: A

Không giống với HIV, RNA của các virus cúm khi vào trong tế bào được sử dụng như mRNA để dịch mã tạo ra các protein và được dùng làm khuôn để tổng hợp nên RNA làm vật liệu di truyền của các hạt virus mới.

Câu 3: Virus thực vật không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào là do

A. tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc.

B. tế bào thực vật có màng tế bào cứng chắc.

C. virus thực vật không có lớp vỏ ngoài glycoprotein.

D. virus thực vật không có lớp vỏ capsid.

Đáp án đúng là: A

Virus thực vật không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào là do tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh Học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Mở đầu trang 145 Sinh học 10: Năm 2019, một dịch bệnh mới gây bệnh viêm phổi cấp xuất hiện do một loại virus hoàn toàn mới lạ...

Đánh giá

0

0 đánh giá